20:24 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

Thứ sáu - 17/07/2015 09:52
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa chính thức đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 350.000 – 550.000 đồng.

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Mai Đức Chính, đề xuất này dựa trên tính toán chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 tăng khoảng 5%/năm; Tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm; Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 3 - 3,5%/năm. Mức tăng thêm cũng tính toán đến sự hợp lý để thực hiện lộ trình đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

Ngoài ra, cũng theo ông Mai Đức Chính, theo Luật BHXH 2014 (Điều 89), từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

“Vì vậy, lộ trình tăng mức lương tối thiểu phải tránh gây đột biến về chi phí của doanh nghiệp; Phải bù đủ trượt giá (dự kiến khoảng 5%/năm); Tăng theo mức tăng năng suất lao động khoảng 3 - 3,5%/năm để cải thiện tiền lương của người lao động” – ông Chính nhấn mạnh.

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 – 2017 (Đơn vị: 1000 đồng)

Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động là căn cứ hết sức quan trọng trong việc xác định mức lương tối thiểu vùng. Điều 91 của Bộ luật Lao động quy định, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động. Song, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động hiện đang được nhiều cơ quan khác nhau xác định với số liệu khác nhau. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thống nhất xác định mức lương tối thiểu vùng hàng năm của các bên trong Hội đồng tiền lương Quốc gia.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhất trí sử dụng Phương pháp và số liệu xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động dựa vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động (có tính đến sự thay đổi thói quen tiêu dùng từng thời kỳ) mà Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia áp dụng khi xây dựng phương án điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2016.

Tuy nhiên trong số liệu xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động của Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia nêu trên, tiền thuê nhà được tính bình quân một người là 80.000 đồng/tháng. Mức tiền thuê nhà tính trong tiền lương nêu trên là rất thấp, không phản ánh đúng thực tế hiện nay, khoảng 600.000 - 800.000 đồng/gia đình/tháng.

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Đề xuất từ 350.000-550.000 đồng/tháng

Tiền nhà trong nhu cầu sống tối thiểu năm 2015 - 2017 (Đơn vị : 1000 đồng/người/tháng)

Khảo sát tiền lương tối thiểu vùng năm 2015 của Tổng Liên đoàn cho thấy, tiền lương (thu nhập) trung bình của người lao động vào khoảng 3.817.000 đồng/tháng.

Mức lương thực nhận cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng, làm căn cứ để đóng bảo hiểm cho người lao động từ 10 – 14%.

Ngoài ra người lao động có thêm thu nhập từ tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp với nhiều tên gọi khác nhau (nhà ở, xăng xe, đời sống, chuyên cần, thâm niên, trách nhiệm, kỹ năng…) và tiền ăn ca. Các khoản này chiếm từ 1/4 đến 1/3 thu nhập của người lao động.

Như vậy, nếu không có các khoản làm thêm thì thu nhập của người lao động rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn và không thể có tích lũy. Việc công nhân ngừng việc tập thể để phản đối quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng xuất phát từ vấn đề này.

Trước đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết: “VCCI đang lấy ý kiến của các hiệp hội về phương án tăng lương tối thiểu năm 2016, để đưa ra thương lượng tại Hội đồng tiền lương quốc gia, mức tăng dự kiến chỉ hơn 10%”.

Trả lời phỏng vấn của VOV.VN, Bộ trưởng Lao động-Thương, binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Mức lương tối thiểu vùng hiện nay mới đáp ứng được 63% mức sống tối thiểu. Tuy nhiên trong lúc khó khăn này cần tính đến sự chia sẻ giữa người lao động và DN. Nhưng thực chất so với thu nhập của DN thì thu nhập của người lao động vẫn rất thấp, nhất là công nhân, lao động làm cho các DN FDI.

Theo VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1251679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72934388