23:54 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo cơ hội nhiều hơn cho nông dân

Thứ tư - 01/01/2014 09:00
Những khó khăn nhất của tam nông hiện nay là gì? Tương lai nào cho nền nông nghiệp Việt Nam? Người nông dân Việt Nam sau 10 năm- 20 năm tới sẽ như thế nào?

Nhân dịp bước sang năm mới 2014, phóng viên NTNN đã tìm câu trả lời từ TS Đặng Kim Sơn (ảnh) - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT). 

TS Đặng Kim Sơn (ảnh) - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT).
TS Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT).

Chưa như kỳ vọng

Thưa ông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu mới đây đã cho rằng: Tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có dấu hiệu chậm lại. 3 năm lại đây, GDP của ngành này chỉ khoảng 2,9 trong khi bình quân những năm trước là 3,3%. Vì sao nông nghiệp lại có sự hụt hơi, tăng trưởng chậm như thế? 

- Đúng là trong vài năm nay, tăng trưởng nông nghiệp đang chậm lại. Về khách quan do kinh tế đình trệ, các doanh nghiệp ở nông thôn, hộ nông dân khó tiếp cận vốn vay; thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp. Bản thân nền nông nghiệp của ta có xuất phát điểm thấp, đất đai manh mún, nông dân làm ăn riêng lẻ, kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, đương đầu với mọi rủi ro làm cản trở sản xuất hàng hóa lớn, nên dịch bệnh tràn lan, ô nhiễm môi trường trầm trọng, tài nguyên xuống cấp… 

Sau 30 năm đổi mới, đời sống của một bộ phận nông dân vẫn còn nhiều khó khăn (ảnh minh họa).
Sau 30 năm đổi mới, đời sống của một bộ phận nông dân vẫn còn nhiều khó khăn (ảnh minh họa).

Nhưng cản trở chính là do những bất cập từ mô hình tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đã có giai đoạn “tăng trưởng nóng”, khai thác mạnh tài nguyên rừng, biển, đất… hút toàn bộ vốn liếng, cơ sở hạ tầng vào đô thị, công nghiệp, dịch vụ, hướng mọi đầu tư vào khu vực đô thị, trung tâm là “trục tăng trưởng” Hà Nội và TP.HCM… Các địa phương cũng mở rộng mọi cách các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf,… để có tăng trưởng. 

Trong bối cảnh đó, nông thôn khó khăn về vốn, thiếu điện, kết cấu hạ tầng, thiếu lao động tay nghề cao…, phát triển nông nghiệp bị bỏ lại, nông thôn bị tách rời. Không có công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp đã phải nhập khẩu vật tư, nông cụ đắt hoặc chất lượng kém. Không có công nghiệp chế biến, phải xuất khẩu nông sản thô, giá rẻ. Đương nhiên nông nghiệp phải giảm khả năng cạnh tranh, mất sức tăng trưởng.

Tóm lại, bên cạnh nguyên nhân khách quan do thiên tai, suy thoái kinh tế, nội lực yếu kém thì chủ quan chính là do những bất cập về mô hình tăng trưởng đã làm cho tăng trưởng của ngành này đang mất đà vốn có. 

Mặc dù tăng trưởng không được như kỳ vọng, nhưng rõ ràng trong phát triển nông nghiệp những năm qua đã ghi nhận nhiều điểm sáng nổi bật. Theo đánh giá của ông - một hoạch định chính sách về tam nông, đâu là điểm nổi bật nhất của lĩnh vực này?

- Bất chấp những khó khăn trăm bề, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam vẫn thắp lên nhiều điểm sáng. Đó là thành công của công tác dồn điền, đổi thửa ở nhiều tỉnh miền Bắc; mô hình nhân dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn ở Tuyên Quang; là mô hình áp dụng công nghệ cao trồng rau, nuôi bò sữa mà Đà Lạt, Nghệ An đang xây dựng; là sự thành công của ngành cao su; là những cánh đồng “mẫu lớn” ở An Giang, Đồng Tháp... 

Thu hoạch cá tra, ba sa ở ĐBSCL.
Thu hoạch cá tra, ba sa ở ĐBSCL.

Nhìn chung ngành nông nghiệp vẫn đứng hàng đầu về kỷ lục xuất khẩu, là ngành xuất siêu chính, nông sản rẻ đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn lạm phát, kinh tế nông thôn vẫn làm tốt vai trò xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định xã hội. Thực sự phong trào nông thôn mới đem lại sắc thái mới cho đời sống nông thôn. Nói đến sự thành công của Việt Nam, thế giới vẫn nhìn vào thành tựu ngành nông nghiệp. 

Vì sao ngại đầu tư về nông thôn?

Thưa ông, những đóng góp của nông nghiệp, nông thôn cho đất nước là rất lớn. Đây chính là bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nghịch lý là việc đầu tư cho lĩnh vực này đang giảm sút. Vì sao như vậy?

- Về chủ trương, đầu tư công của chúng ta nói thật là chưa hiệu quả như kỳ vọng. Một giai đoạn dài, chúng ta say mê đầu tư vào bất động sản, công nghiệp đóng tàu, xi măng, sắt thép… chứ không chú trọng đầu tư vào nông nghiệp. Chúng ta đầu tư lớn cho các tập đoàn kinh tế, chứ không đầu tư nhiều cho các hộ nông thôn. Chúng ta lo lấy đất phát triển dự án, phát triển thủy điện, khai khoáng tràn lan, chứ ít chú ý bảo vệ sinh kế, môi trường sống cho nông dân. 

Những con số ấn tượng
1. Tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp: 2,67%
2. Giá trị sản xuất: 801,2 nghìn tỷ đồng
3. Sản lượng lúa: 44,1 triệu tấn
4. Trồng mới rừng: 205,1 nghìn ha
5. Xuất khẩu nông, lâm thủy sản: 27,4 tỷ USD

Khi kinh tế lâm vào thế khó thì các gói giải cứu cũng chỉ hướng về ngân hàng, về các tập đoàn nhà nước vốn “chết” vì đầu cơ vào bong bóng đất đai, bất động sản, cố ý đầu tư ra ngoài ngành. 

Còn thủy sản, chăn nuôi bị ngó lơ, nên hệ quả là nhiều hộ nông thôn phải bỏ chuồng trại, treo ao, chấp nhận phá sản. Điều đau lòng là các hộ nông thôn này đầu tư đúng. Tôi khẳng định đầu tư ở nông thôn phần lớn là đúng hướng, chỉ vì dịch bệnh, vì thị trường tạm thời co lại, nên người dân mới không bán được hàng thôi. Nếu có các gói cứu trợ quyết liệt, kịp thời nông dân chắc chắn không phá sản. Cả đầu tư phát triển và chính sách hỗ trợ không ổn, không phải là vấn đề công bằng mà là không hiệu quả.

Còn về mặt thu hút đầu tư xã hội ai cũng biết địa bàn nông thôn có nhiều khó khăn. Như do cơ sở hạ tầng thấp kém, nên chi phí vận chuyển cao hơn ở thành phố; nông thôn điện nước phập phù, chất lượng thấp hơn đô thị; lao động tay nghề cao ở nông thôn không nhiều như đô thị; đất đai thì thu hồi, quy hoạch chưa rõ ràng… Với những điểm bất lợi như thế, địa bàn nông thôn không còn lợi thế cạnh tranh về mặt đầu tư so với thành thị. Một số chính sách ưu đãi như miễn thuế, hỗ trợ đào tạo tay nghề… không đủ bù lại các thiệt hại và rủi ro to lớn. Trong bối cảnh đó, ai dám đầu tư về nông thôn? 

Tóm lại, cả về đầu tư công, lẫn đầu tư đều không hướng nhiều về nông thôn một phần do chính sách, một phần do cơ chế thị trường. Đương nhiên, thời gian qua chúng ta đã làm tốt một số chương trình, chính sách như xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nhưng đây không phải là mảng đầu tư cho phát triển, không phải cho tăng trưởng GDP… Vì thế, cuộc sống người dân dù được đảm bảo, xóa đói giảm nghèo tốt nhưng chắc chắn tăng trưởng GDP của khu vực này vẫn không tăng… 

Thưa ông, hiện nay đâu đó đã xuất hiện hiện tượng nông dân bỏ ruộng vì mảnh ruộng đã không giúp đời sống của họ khá lên. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, nguy cơ cho một nền nông nghiệp thiếu nông dân là điều rất có thể xảy ra?

- Theo tôi, câu chuyện về người nông dân bỏ ruộng không đáng lo và chắc chắn không dẫn đến hậu quả thiếu người sản xuất. Một mảnh đất quá nhỏ và hiệu quả kinh doanh thấp, trong khi đó thu nhập từ các ngành nghề khác cao hơn thì chuyện bỏ ruộng là khó tránh khỏi. Ở một khía cạnh nào đó điều này rất đúng quy luật. Nếu đất đai này rơi vào tay người quản lý giỏi, họ sẽ thay sức người bằng máy móc, áp dụng cơ giới hóa, KHCN thì sản xuất vẫn tiếp tục, thậm chí tốt hơn trước. 

Thế nhưng, từ việc bỏ ruộng, chúng ta thấy nổi lên vấn đề chính, cốt lõi ở đây là sản xuất nông nghiệp đang rơi vào tình trạng kém hiệu quả. Nếu nghề nông đồng nghĩa với nghèo nàn và rủi ro thì không chỉ là người nông dân bình thường, mà ngay cả những người có năng lực sản xuất, có khả năng tập trung đất đai cũng sẽ không đầu tư vào nông nghiệp. Đó mới là mối nguy cơ, đáng sợ hơn so với hiện tượng nông dân bỏ ruộng. 

Lối thoát từ cơ chế

Sau gần 30 năm đổi mới, người nông dân vẫn là đối tượng nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi từ đổi mới ít nhất. Làm sao để hỗ trợ để giảm bớt những cái “nhất” như thế?

"Đừng để người nông dân trả tiền phân thuốc, tiền học hành, chữa bệnh đắt lên trong khi bán nông sản rẻ đi. Đừng để họ bị cắt điện nhiều hơn thành phố… Đó là vấn đề cốt yếu, chứ không phải chỉ giúp nơi đói, đỡ nơi nghèo. Mở ra cơ hội, tạo ra động lực chứ không phải trợ cấp, đó mới là chính sách đúng”.
TS Đặng Kim Sơn 
 

- Không còn ai nghi ngờ gì nữa về việc nông dân là những người đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cả trong chiến tranh, trong đổi mới, cả trong khủng hoảng lẫn phát phát triển kinh tế. Thế nhưng, cần phải thấy đây là số đông yếu kém về trình độ văn hóa, về điều kiện sinh sống, về khả năng tiếp cận thông tin thị trường, khoa học… 

Nếu để mặc cho cơ chế thị trường thì nông dân sẽ rất khó tận dụng được những thành tựu của đổi mới, của quá trình hội nhập… cải thiện được thân phận mình. Vậy thì theo tôi cách hỗ trợ người nông dân tốt nhất lúc này là tạo điều kiện công bằng nhất cho họ. Nghĩa là thị dân được hưởng cái gì, người nông dân cũng có cơ hội như thế. Cụ thể hơn là đừng để người nông dân trả tiền phân thuốc, tiền học hành, chữa bệnh đắt lên trong khi bán nông sản rẻ đi, đừng để họ bị cắt điện nhiều hơn thành phố, để họ được dùng đường ô tô, đường sắt tiện lợi… 

Người nông dân cần các cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ để mở mang, tiếp cận thị trường cho họ bán sản phẩm, cho họ phương tiện truyền thông của họ để giải trí và học hỏi, cho họ diễn đàn để kêu oan, để trình bày sáng kiến. Hệ thống chính sách phải hướng đến những điều đó, chứ không phải chỉ giúp nơi đói, đỡ nơi nghèo. Người nghèo thiếu áo thì cho áo, thiếu nhà hỗ trợ nhà, thiếu sách vở thì cho vở… Nếu cho kiểu đó, nhiều người sẽ càng thêm ỷ lại. Đó nhất định không phải là lối thoát cho người nông dân. Mở ra cơ hội, tạo ra động lực chứ không phải trợ cấp, đó mới là chính sách đúng.

Nếu theo cách của ông nói, thì ông tưởng tượng người nông dân Việt Nam sau 10 năm, 20 năm sau sẽ thế nào?

- Nếu Nhà nước tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, mở mang dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng tốt ở nông thôn. Có đường sá, điện nước, lao động tay nghề cao, doanh nghiệp sẽ về nông thôn đầu tư. Nếu có chiến lược phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp tốt thì các doanh nghiệp sẽ phát triển ngành máy móc, phân bón, giống, thuốc trừ sâu…, công nghiệp chế biến. Thế là nông dân không phải dùng vật tư giả, giá cả không bị thổi lên. Công nghiệp phát triển ở nông thôn nông dân ly nông bất ly hương, xã hội ổn định. Thu nhập hàng chục triệu người tăng, thị trường trong nước lớn lại thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ. 

Rút được lao động ra, thu nhập dân lại tăng, nếu chính sách đất đai hợp lý thì người giỏi có điều kiện tích tụ thành các trang trại lớn. Chỉ những người giỏi mới làm nông nghiệp. Lúc đó mà trao cho nông dân toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như chất lượng khoa học công nghệ, thị trường đầu vào, đầu ra thì tiếng nói và quyền lực của họ rất trọng lượng… người trẻ, trí thức sẽ vào nông nghiệp, đó là nông nghiệp sản xuất lớn, hiện đại, cạnh tranh mạnh. Thế là cả công nghiệp, cả nông nghiệp, cả đô thị và nông thôn đều phát triển. 

Nếu chúng ta làm được như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ thành công như các nền kinh tế đã giành thắng lợi theo cách đi này như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel,… Việt Nam có lợi thế nông nghiệp hơn họ nên ít nhất, sẽ có nền nông nghiệp mạnh hơn cả các nước đã áp dụng chiến lược này. 

Tìm sản phẩm lợi thế

Đó cũng là một cách để tái cấu trúc nông thôn mà chúng ta đang có kế hoạch thực hiện trong vài năm tới. Vậy còn tái cấu trúc nông nghiệp sẽ hướng tới nội dung gì, thưa ông? 

"Tôi khẳng định đầu tư ở nông thôn phần lớn là đúng hướng, chỉ vì dịch bệnh, vì thị trường tạm thời co lại, nên người dân mới không bán được hàng thôi. Nếu có các gói cứu trợ quyết liệt, kịp thời nông dân chắc chắn không phá sản”. 
TS Đặng Kim Sơn 
 

- Nói gọn lại là chúng ta tập trung sản xuất những mặt hàng có tính lợi thế - nghĩa là sản xuất những mặt hàng tốt hơn của đối thủ cạnh tranh. Muốn làm được thế sẽ tập trung tạo ra những vùng chuyên canh, với điều kiện khoa học, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dịch vụ tốt nhất để có thể sản xuất ra sản phẩm tốt nhất. 

Ví dụ, quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung có các cụm hạt nhân công nghiệp và dịch vụ như nhiều nước Âu Mỹ từng làm, áp dụng các công nghệ tiết kiệm và hiệu quả như cung cách Israel dùng công nghệ tưới tiêu; cải thiện hệ thống giống tốt như Úc, Newzeland… Làm với thái độ và cung cách của họ chứ không phải dập khuôn, máy móc.

Từ vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ tạo ra các chuỗi giá trị, bắt đầu từ khâu sản xuất, đến kinh doanh, phân phối xuất khẩu. Trong các chuỗi này sẽ thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu… Lấy khoa học kỹ thuật thay cho tài nguyên…Với những yêu cầu đó, nền nông nghiệp Việt Nam tin chắc sẽ là nền nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao và vững bền.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn:Tổ chức HTX để hỗ trợ dân

 


Để nông nghiệp phát triển, nông dân có thu nhập cao cần tổ chức lại hệ thống hợp tác xã để làm một chỗ dựa cho nông dân không phải tự bơi nữa. Thông qua tổ chức hợp tác xã này, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư tài trợ bằng hình thức cho nông dân vay vốn để sản xuất. Thậm chí, có doanh nghiệp ứng trước tiền cho nông dân để họ làm ra sản phẩm rồi doanh nghiệp mua lại thông qua vai hợp tác xã. Ngoài ra, việc giải quyết vốn cho người dân cũng rất quan trọng. Hiện nay nông dân rất cần vốn để sản xuất nhưng vay vốn ngân hàng không dễ, lãi suất cũng cao. Nhiều nông dân còn phải vay lãi cao ngoài hệ thống ngân hàng. Do đó, muốn hỗ trợ nông dân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả, cần xây dựng tổ chức tín dụng của nông dân. Tổ chức tín dụng này, là do các nông dân góp vốn lập nên rồi cho vay lại chính nông dân, lãi thu được lại chia cho nông dân (tất nhiên, mức vay và lãi… thiết thực, sát với điều kiện của nông dân). Từ đó, sẽ chấm dứt nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn. 

GS- TS Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Khắc phục các điểm yếu

 

 


Mỗi lần đất nước gặp khó khăn, kinh tế gặp cú sốc, vai trò của người nông dân lại hiện lên là tấm đệm cho nền kinh tế; nhưng khi ổn định rồi thì có vẻ vai trò của nông dân lại bị mờ nhạt. Do đó, chúng ta cần nhìn nhận người nông dân trong vai trò trung tâm của tam nông để khắc họa đầy đủ và rõ nét chân dung của người nông dân, chỉ ra những nét tích cực và những yếu kém của họ… Nhìn nhận những hạn chế của họ để giúp họ phát huy khả năng chứ không phải để đánh giá thấp vai trò của họ".

TS Đào Thế An - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:Gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

 

 

 


Tái cơ cấu nông nghiệp là phải theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho nông dân. Vì nếu không tăng thu nhập cho nông dân thì nông dân không sản xuất nông nghiệp nữa. Và, việc nông dân bỏ ruộng đã xảy ra ở một số nơi. Muốn thế, cần phải xem xét lại cơ cấu cây trồng. Chính sách nông nghiệp của nước ta từ khi đổi mới đến nay là hướng vào ưu tiên tăng năng suất để đảm bảo đủ lương thực.

 


Đến nay, rất nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu, sản phẩm đã thừa rồi. Cho nên, chính sách nông nghiệp cần thay đổi, nhưng thay đổi còn rất chậm. Chúng ta thường chỉ đạo là tập trung vào sản xuất một số mặt hàng chính. Nhưng cách này đi ngược với quy luật thị trường. Bởi nếu sản phẩm gì nhiều quá, giá sẽ giảm. Vì thế, nước ta cần đa dạng hóa các loại cây trồng để không tập trung vào một loại sản phẩm nào đó. Khi có nhiều loại sản phẩm thì thị trường sẽ đa dạng hơn, tăng chất lượng lên để tiếp cận các thị trường cao cấp hơn. 
Nhóm P.V (lược ghi)

Văn Hoài  (Thực hiện)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72764387