23:47 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập huấn tại hiện trường cho nông dân: Dân nhớ lâu, ứng dụng tốt

Thứ hai - 28/07/2014 06:12
Tập huấn hiện trường, hay còn gọi là trình diễn phương pháp là một trong những nội dung chính trong công tác tập huấn nông dân.

Trước đây, khi tập huấn cho nông dân về các quy trình kỹ thuật, Trạm Khuyến nông Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) thường chọn phương pháp tập huấn hội trường (phương pháp nhóm) và phát các tờ bướm, pano, tờ rơi...

Song thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, khiến bà con rất lúng túng trong việc khắc phục, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật tác động.

Mặt khác, nhiều nông dân có trình độ hạn chế nên với những đợt tập huấn quá dài mà lại không có thực hành, bà con rất nhanh quên. Vì vậy, Trạm đã chọn phương pháp tập huấn hiện trường để thay thế tập huấn nhóm tại hội trường thôn, xã. Việc thay đổi phương pháp khiến nội dung tập huấn sinh động và phong phú hơn, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của nông dân.

Đơn cử như vụ lúa xuân 2014, sau các đợt rét đậm rét hại kéo dài, rất nhiều diện tích lúa bị chết, bà con băn khoăn không biết nên giữ lại những cây lúa cũ còn sống sót, rồi giặm thêm hay là phá đi gieo cấy lại.

Nhờ có cuộc tập huấn hiện trường của cán bộ khuyến nông ngay tại đầu bờ nên nông dân thấy rõ bộ rễ lúa bị thâm đen, rất khó phát triển, nếu giữ lại lúa cũ để chăm bón thì năng suất sẽ không cao, vì vậy bà con đã yên tâm cày bừa và gieo cấy lại. Kết quả là diện tích lúa được gieo cấy lại cho năng suất cao hơn lúa cũ, nông dân chăm bón cũng dễ hơn vì lúa lên nhanh, đều...

Tương tự, trong chăn nuôi, Trạm Khuyến nông Cẩm Giàng cũng chọn địa điểm tập huấn ở ngay đầu chuồng trại, là nơi thu hút và dễ tập huấn cho nông dân từ cách bố trí chuồng trại, máng ăn, vệ sinh, khử trùng đến tiêm phòng vaccine... Khi nông dân được nghe, được thấy tận mắt mọi quy trình, họ có thể dễ dàng làm theo và nhớ lâu.

Bà Vũ Thị Dung - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Cẩm Giàng cho biết: Thực hiện phương pháp tập huấn hiện trường, cán bộ khuyến nông vất vả hơn vì phải xuống thực địa sản xuất, song hiệu quả thì cao hơn vì kịp thời tháo gỡ khó khăn cho bà con, giúp họ yên tâm sản xuất và chăn nuôi.

Chủ đề tập huấn không bị đơn điệu, dài dòng như tập huấn tại hội trường, thời gian tập huấn không bị kéo dài, nông dân dễ nhớ và dễ áp dụng. Ngoài ra, nhờ tập huấn hiện trường mà cán bộ khuyến nông cũng gần gũi với nông dân hơn.

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72655691