16:55 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Nguyên: Vay 3 triệu đồng, sau 1 năm đã thoát nghèo

Thứ sáu - 30/08/2019 01:41
Từng là hộ nghèo nhưng nhờ được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều nông dân ở tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên đầu tư phát triển kinh tế.

Người nghèo thành... triệu phú

Ông Vũ Trí Long, 51 tuổi, ở xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) từng là hộ nghèo. Hơn 10 năm sống cảnh cảnh túng quẫn, con cái không đủ cơm ăn, áo mặc, ông đã rất thấm thía cảnh nghèo đói nên sớm nghĩ kế thoát nghèo. Vì vậy, năm 2001 khi nghe tin có vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm phân bổ từ Ngân hàng Chính sách, xã hội ông đã mạnh dạn làm đơn xin vay vốn.

Sau khi làm đơn ông được vay 3 triệu đồng với lãi suất ưu đãi và đầu tư hết số tiền này để mua 3 con bò. Chỉ sau 1 năm ông Long đã nhân giống đàn bò thành công, và ra khỏi danh sách hộ nghèo.

“5 năm kể từ ngày gây giống đàn bò, tôi đã có đàn bò trị giá 400 triệu đồng. Ngoài nuôi bò, tôi còn nhân giống cỏ voi để bán giống, liên kết tiêu thụ cho dự án phát triển cỏ voi cho bò của Đại học Nông lâm. Tôi còn đầu tư mua thêm mấy ha đất để trồng cỏ, trồng chè” - ông Long kể.

 thai nguyen: vay 3 trieu dong, sau 1 nam da thoat ngheo hinh anh 1

  Đồi chè rộng 3ha của ông Vũ Trí Long đang cho giá trị kinh tế khá cao. (ảnh: Tạ Nguyệt)

Thế nhưng, việc nhân rộng đàn bò và cỏ voi bán giống được một thời gian, đàn bò gặp dịch, chết gần hết. Mặc dù thua lỗ nhưng ông không nản lòng. Năm 2009, ông vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm để chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ việc nuôi bò ông chuyển qua nuôi hươu bán thịt, cung cấp sừng và hươu giống. Ngoài ra, ông còn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cỏ và trồng giống chè trung du thành vùng trồng chè lai cho giá trị kinh tế cao. Hiện nay với hơn 4ha đất đồi trồng chè, nuôi hươu, nuôi lợn, trồng cây ăn quả, mỗi năm trừ chi phí ông Long cũng thu về được 300-350 triệu đồng. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, giờ đây trung bình mỗi tháng trang trại của gia đình ông còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Long chia sẻ: “Với nông dân nghèo như chúng tôi, được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm phát triển sản xuất là rất quý. Nhờ có nguồn vốn vay mà giờ đây, rất nhiều nông dân như tôi đã thoát nghèo, có tiền đề vươn lên phát triển kinh tế, thậm chí là làm giàu”.

Cũng theo ông Long, hiện có 16/81 hội viên hội nông dân trong xóm 5 được vay vốn. Chi hội do ông Long làm hội trưởng đang cho vay 470 triệu đồng.

Kiến nghị tăng nguồn vốn

Ông Lê Quang Trung - Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, hiện Chính phủ đã có giải pháp toàn diện, nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả nhóm đối tượng. Ví dụ, chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn... kèm theo đó là chính sách cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm. 

Từ năm 2015 đến ngày 31/5/2019, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động và nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo việc làm cho 885.000 lao động, trong đó 552.000 lao động nữ, 40.000 lao động là người khuyết tật, 77.000 lao động là người dân tộc thiểu số...

Ông Trung chia sẻ, khi thành lập (năm 2016), Quỹ Quốc gia về việc làm chỉ  được cấp 400 tỷ đồng. Từ đó tới nay, không cấp bổ sung nguồn vốn để quỹ hoạt động. Hiện nay ngoài nguồn vốn quay vòng, được bổ sung thêm từ lãi cho vay (10% lãi suất cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm hàng năm) thì Quỹ cũng đã phải huy động nguồn vốn ủy thác từ địa phương. Hiện nguồn này được hơn 7.000 tỷ đồng.

Về phía địa phương ông Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng, hiệu quả từ các chương trình vay vốn tạo việc làm cho người dân trên địa bàn là không thể phủ nhận. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay vốn để giải quyết việc làm ở địa phương cũng còn gặp nhiều hạn chế.

“Hiện nay nhu cầu vay vốn của người dân địa phương là rất lớn nhưng nguồn vốn từ quỹ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân để tạo việc làm. Thêm vào đó, số vốn vay cũng thấp, chưa đủ để các hộ khởi nghiệp, phát triển kinh tế” - ông Hồng nói.

Đặc biệt, cũng theo ông Hồng, nếu có thể thì nên điều chỉnh lại nguồn lãi suất vì hiện nay lãi suất vay vốn từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm quá thấp, chỉ bằng lãi suất cho vay hộ nghèo (thấp hơn cả hộ cận nghèo và mới thoát nghèo). Bởi vậy, nhiều hộ dân có tâm lý ỷ lại chiếm dụng vốn vay lâu dài, không có động lực trả trước hạn khiến không có vốn để quay vòng.

Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần phân bổ lại nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm, tăng lãi suất cho vay, nâng thời hạn vay vốn và mức vay có tài sản đảm bảo từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng. 

 
Theo Nguyệt Tạ/danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 138


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 152947

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73199918