20:48 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường thực phẩm Tết: Giá tăng nhưng không thiếu hàng

Thứ bảy - 19/01/2013 22:07
Tết Nguyên đán Quý Tỵ đã cận kề, hiện giá các loại thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm (GSGC), trứng đều tăng giá mạnh đã khuyến khích người chăn nuôi tiếp tục tái đàn, phục hồi chăn nuôi. Dự báo nguồn cung trong nước đủ và giá sẽ không tăng đột biến trong dịp trước và sau Tết.

 
Gần Tết, giá thực phẩm, nhất là thịt các loại gia cầm bắt đầu tăng. Ảnh: Trung Kiên
Gần Tết, giá thực phẩm, nhất là thịt các loại gia cầm bắt đầu tăng. Ảnh: Trung Kiên

Giá tăng từ 15-20%

Theo Bộ NN&PTNT, giá thực phẩm đã bắt đầu tăng trở lại, trong đó thịt lợn hơi và gà ta, trứng gia cầm… tăng khoảng 15-20%. Tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi xuất chuồng dao động từ 49.000-51.000 đồng/kg, giá gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg, thịt bò hơi có giá từ 65.000-70.000 đồng/kg, giá trứng gia cầm cũng tăng 5.000- 8.000 đồng/chục (trứng gà đỏ hiện đang ở mức 28.000- 30.000 đồng/chục, trứng vịt 30.000 - 33.000 đồng/chục, gà ta 35.000 - 36.000 đồng/chục).

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho biết, so với tháng 12, hiện các loại thực phẩm thịt GSGC và trứng đều tăng giá là do nhu cầu trong dịp Tết tăng hơn so với các tháng trước từ 10 đến 20%. Thời gian qua, các ngành chức năng đã vào cuộc quyết liệt giải quyết tình trạng gà nhập lậu nên giá gà trong nước cũng tăng lên và người chăn nuôi bắt đầu có lãi…

 Chủ nhiệm HTX chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa) Nguyễn Văn Thanh cho biết, với giá lợn hiện tại, người chăn nuôi đã có lãi từ 8 đến 10%. Tuy nhiên, từ nay đến Tết Nguyên đán, giá thịt lợn sẽ chỉ ở mức này và không tăng thêm nữa. Anh Nguyễn Đăng Bảy, hộ chăn nuôi ở huyện Đông Anh nhận định: Giá trứng tăng là do nhu cầu của các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước mua về sản xuất hàng Tết. Hiện nay, các trung tâm đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với giá ổn định như hiện tại nên từ nay đến Tết Nguyên đán, giá trứng sẽ chỉ "đứng" ở mức này. 

Nguồn cung dồi dào

Trước thực trạng giá thịt GSGC, trứng tăng như hiện nay, nhiều người lo ngại về nguồn cung thực phẩm sẽ thiếu. Tuy nhiên, theo Cục Chăn nuôi, về cơ bản nguồn cung thịt GSGC từ nay đến Tết đáp ứng đủ vì bình quân mỗi tháng cả nước vẫn sản xuất 250 - 260 nghìn tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn là từ 220.000 đến 230.000 tấn/tháng, thịt gà từ 50.000 đến 60.000 tấn... Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng để phục vụ thị trường.

Theo ông Đặng Đình Tiên, Giám đốc Công ty cổ phần Tiên Viên (Chương Mỹ), trung bình mỗi ngày công ty đang cung cấp ra thị trường từ 60.000 - 70.000 trứng. Thời điểm này, giá trứng tăng lên khoảng 500 - 800 đồng/quả là hợp lý. Về nguồn cung, Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Foodex (Đan Phượng) Lê Đình Phượng cho biết, hiện công ty đã ký hợp đồng mua lợn của nông dân ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh với giá ổn định và dự trữ khoảng 15 tỷ đồng tiền hàng ở các trung tâm chăn nuôi để cung cấp cho thị trường dịp trước và sau Tết. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa, đặc biệt là hàng thực phẩm, nên không lo thiếu hàng.

Khẳng định từ nay đến Tết Nguyên đán giá thực phẩm sẽ tăng, nhưng về nguồn cung sẽ đủ phục vụ cho người dân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, hiện các bộ, ngành có trách nhiệm đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiềm chế, không để giá cả hàng hóa dịch vụ, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tăng đột biến vào dịp Tết. Bộ NN&PTNT cũng đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương phát triển đàn GSGC ổn định, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét cho đàn vật nuôi, kiểm soát chất lượng con giống, đặc biệt là giống gia cầm để không xảy ra tình trạng nhập giống lậu ồ ạt. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần tính toán tái đàn cho phù hợp, tránh tình trạng giá tăng cao, nuôi nhiều sẽ bất lợi khi nguồn cung cao hơn cầu. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm thịt, trứng các loại, tránh tình trạng các thương lái lợi dụng thời điểm này thu mua sản phẩm kém chất lượng bán ra thị trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân…
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394322

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441293