15:02 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ tướng trả lời chất vấn về sản phẩm biến đổi gien

Thứ tư - 25/02/2015 19:29
Theo người đứng đầu Chính phủ, trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ cây trồng biến đổi gien...

 

biến đổi gen, GMO, cây trồng, chất vấn Thủ tướng, giải đáp
Một ruộng ngô biến đổi gien trên đồng ruộng miền Trung - (Ảnh: VNN).

"Nước ta là một nước nông nghiệp, nhưng ngô và đậu tương dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi lại chủ yếu phải nhập khẩu, trong đó phần lớn là sản phẩm biến đổi gien. Cử tri không thể không băn khoăn, lo lắng trước hiện tượng trên. Xin Thủ tướng cho biết chủ trương và giải pháp của Chính phủ trong việc nhập khẩu và sử dụng sản phẩm biến đổi gien, giải pháp hạn chế nhập khẩu nông sản?"

Đây là nội dung chất vấn được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Tất Thắng gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký thay Thủ tướng văn bản trả lời chất vấn này.

Tại đây, Thủ tướng trình bày: cây trồng biến đổi gien được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu thuốc trừ cỏ và tăng hàm lượng dưỡng chất.

Theo tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), diện tích cây trồng biến đổi gien tăng hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 lên trên 175 triệu ha vào năm 2013. Đây là công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp.

Hiện nay, có 27 nước trồng cây trồng biến đổi gien, 63 nước cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; 354 sự kiện biến đổi gien đã được thương mại hoá, trên 20 loại cây trồng biến đổi gien đã được cấp phép canh tác ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có ba loại cây trồng chính là đậu tương, ngô và bông.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ cây trồng biến đổi gien gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học.

Quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng và sản phẩm biến đổi gien luôn được các nước quan tâm đặc biệt và chỉ các cây trồng biến đổi gien, sản phẩm của cây trồng biến đổi gien đảm bảo an toàn đối với môi trường và sức khỏe người, động vật mới được cấp phép trồng hoặc sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex)... đã ban hành các quy trình đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm biến đổi gien.Nguyên tắc cơ bản là không cấm việc lưu thông sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm lưu thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn cao về kiểm soát và an toàn. Việc quy định về ghi nhãn sản phẩm biến đổi gien khác nhau giữa các quốc gia, Hoa Kỳ và Canada chủ trương không phân biệt thực phẩm biến đổi gien, không ủng hộ việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gien.

Trong khi đó, nhiều nước châu Âu, châu Á lại quy định phải ghi nhãn để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, và đến nay có hơn 40 nước đã áp dụng quy định này.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng và chỉ đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

 
 

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” và “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, trong đó quy định rõ nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gien để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gien có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Thủ tướng đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien để thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư An toàn sinh học (UNCED).

Đến nay, khung pháp lý về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien đã cơ bản hoàn thiện. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với cây trồng và sản phẩm biến đổi gien được phân công cụ thể cho 3 bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.

Sau khi nêu cụ thể nhiệm vụ của từng bộ, văn bản trả lời chất vấn cũng cho biết, đến nay Việt Nam đã cấp giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gien đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 3 sự kiện ngô biến đổi gien; đang xem xét thẩm định 11 sự kiện ngô và đậu tương biến đổi gien và 2 sự kiện ngô biến đổi gien.

Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, thận trọng và tăng cường năng lực khoa học công nghệ để nắm bắt và kiểm soát các công nghệ biến đổi gien hữu ích, bảo đảm an toàn sinh học, hạn chế dần sự phụ thuộc vào sản phẩm và công nghệ nước ngoài, Thủ tướng cho biết thêm.

Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cũng được nêu tại văn bản. Như, tập trung nâng cao tiềm lực khoa học quốc gia về lĩnh vực công nghệ sinh học để các tổ chức khoa học và các nhà khoa học Việt Nam làm chủ được công nghệ và tự chọn tạo được giống cây trồng biến đổi gien của Việt Nam. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đánh giá và quản lý, giám sát an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gien.

Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, đưa diện tích trồng các giống cây mới tạo ra bằng kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích gieo trồng cây biến đổi gien chiếm 30 - 50%, tập trung cho 3 loại cây bông, ngô và đậu tương.

Tiếp đó là đầu tư tạo giống cây trồng biến đổi gien mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân. Xem xét cấp phép khảo nghiệm, xác nhận thực vật biến đổi gien và chứng nhận an toàn sinh học đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo, liên kết sản xuất với các nước, nhất là các nước có nền công nghệ sinh học hiện đại, tăng cường quản lý nhà nước về an toàn sinh học. Xây dựng, thực hiện cơ chế giám sát đối với tổ hợp có biến đổi gien và quản lý rủi ro sau cấp phép; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về cây trồng, sản phẩm biến đổi gien cũng là nhiệm vụ được nêu tại văn bản trả lời chất vấn của Thủ tướng.

Theo VnEconomy


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 307


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070415

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71297730