Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Hội nghị đã phân tích làm rõ một số vấn đề băn khoăn của các sở, ngành như: Quan ngại về sự trùng lặp giữa chương trình xây dựng thương hiệu, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công với Đề án OTOP. Các đại biểu kiến nghị cần làm rõ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi của đề án; Cân đối lại nguồn kinh phí để đáp ứng cho những chi phí lớn khi triển khai thực hiện đề án; việc thành lập bộ máy điều hành chương trình OTOP các cấp…
Nuôi hàu Thái Bình Dương ở Vân Đồn. |
Ông Đặng Huy Hậu đánh giá: Đây là chương trình có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có thế mạnh xuất phát từ ý tưởng và đề xuất từ cộng đồng dân cư. Phong trào cũng là là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi và phát triển các thương hiệu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, chương trình cần xác định rõ lộ trình theo từng bước, đảm bảo vững chắc phù hợp với văn hóa từng vùng miền địa phương trong tỉnh. Khi triển khai, không nhất thiết rập khuôn máy móc theo mô hình của nước ngoài mà cần vận dụng phù hợp với đặc thù của Quảng Ninh...
Cũng theo ông Đặng Huy Hậu, trước mắt tỉnh Quảng Ninh chưa phê duyệt dự án mà cho phép triển khai thí điểm ở một số địa phương, trong đó tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chính gồm: Nhóm sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nhóm sản phẩm phục vụ ẩm thực và nhóm phát triển sản phẩm từ cây dược liệu. UBND tỉnh giao cho Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các Sở KHCN, Sở NNPTNT, Sở Công Thương, làm việc với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các địa phương về công tác triển khai Chương trình OTOP. Quảng Ninh sẽ tập trung mạnh cho công tác truyền thông để người dân hiểu rõ về phong trào mới này, từ đó tự giác tham gia thực hiện với vai trò là chủ thể, cơ quan nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng và hỗ trợ.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn