20:31 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vẻ đẹp của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Chủ nhật - 30/11/2014 20:20
KTNT - Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vừa được vinh danh là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại". Từ đây, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam có thêm cơ hội tỏa sáng đến khắp mọi miền thế giới.
Tiết mục hát ví phường nón tại Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh lần thứ hai, năm 2013.          Ảnh: ÐĂNG KHOA
Tiết mục hát ví phường nón tại Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh lần thứ hai, năm 2013.    

Có lẽ, hơn tất cả các loại hình dân ca khác, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được bắt nguồn một cách trực tiếp và diễn xướng trong chính môi trường lao động sản xuất của những thợ rừng, thợ gặt, thợ cấy, của những người chăn tằm, dệt vải; của những ngư dân, những người ngược nguồn xuôi bè trên sông Lam, sông La.
 

Ngay cả cái tên hát ví, hát giặm cũng nói lên cái gốc gác ấy.
 

Ví, có người cho là ví von, có người cho là vói, vọi tức là có khoảng cách trên sông, trên đồng... khi hát, có người cho là với, tức là hát tập thể, có người cho "ví" là động từ, chỉ hành động hát...
 

Theo tôi, các ý kiến ấy đều có lý, diễn tả được từng mặt bản chất của hát ví. Có thể hiểu rằng, "hát ví", hay "ví" có phần lời chủ yếu là lục bát hoặc lục bát biến thể. Âm nhạc đa dạng, phóng khoáng về mặt làn điệu; âm hưởng chủ yếu là trữ tình. Ví, có nhiều ví von, so sánh, nhiều ẩn dụ, tức là tìm cách diễn đạt văn hoa, có nhiều ngụ ý hơn tiếng nói ngày thường. Hát ví không chủ yếu dựa vào bài bản sẵn có mà vì hát đối đáp, phải "đáp trả" ngay nên người hát tự sáng tác là chủ yếu (có thể trong nhóm có người chuyên đặt lời).
 

Giặm (tiếng Việt đầu thế kỷ 20), nghĩa đen là giắm, từ dùng chỉ khi cấy lúa, trồng khoai người ta Giặm (còn gọi là dặm) vào những cây mới khi cây cũ bị chết, bị trâu bò ăn, hay là dặm trước để đề phòng. Giặm có phần lời là thể thơ ngũ ngôn (5 chữ), một khổ 4 câu, câu thứ 5 lặp lại câu thứ 4 có thể nguyên vẹn hoặc thay đổi một vài từ. Giặm, cũng có nghĩa là đặt vần thông khổ này sang khổ khác, câu này sang câu khác, thậm chí vần trong câu. Ví, Giặm do đó có rất nhiều vần. Giặm thường dựa trên những sáng tác có sẵn, có khúc thức âm nhạc chặt chẽ; thiên về tính tự sự; mộc mạc, lời ít được trau chuốt hơn ví.
 

Một đặc điểm thứ hai của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là tính phổ biến rộng khắp. Có thể 260 làng hay một con số tương đương nào đó nổi bật hơn nhưng hầu như tất cả các làng xã Nghệ Tĩnh đều yêu và đều hát Ví, Giặm.
 

Vẻ đẹp và giá trị của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được thể hiện ở một số phương diện nổi bật sau đây:


Bảo tàng của tiếng Nghệ, tiếng Việt cổ
 

Từ, ngữ trong tiếng Nghệ vốn rất phong phú và giàu tính biểu cảm. Ngày nay, tiếng Nghệ được phổ thông hóa nhiều. Nhưng người dân Nghệ nói chung vốn yêu tiếng nói của mình, rất ghét những ai quên đi tiếng nói quê nhà (Chém cha không bằng pha tiếng). Người Nghệ đi xa vẫn thèm được nghe, được nói tiếng nói quê hương; bình thường mỗi người một giọng nhưng gặp nhau là sung sướng "sổ" tiếng Nghệ "trọ trẹ" ríu rít như chim, tự lấy làm một điều sung sướng!
 

Trong đời sống, dù có phai nhạt; thì trong Ví, Giặm vẫn lưu giữ một kho từ ngữ địa phương vô cùng phong phú và đầy tính biểu cảm.
 

Tiếng Nghệ Tĩnh biểu cảm, đa nghĩa, giàu thanh điệu, đó là một cơ sở của thơ ca. Chỉ một từ Choa rứa ("choa" là "chúng tao" nhưng thường dùng chỉ số ít là "tao") cũng cho thấy tính cách kiên định, thẳng thắn (hay cùn) của người xứ Nghệ. Từ nỏ là "không" nhưng trong giao tình đôi lứa được dùng nhiều với nghĩa ngược lại, ngầm ý đồng tình, rất tinh tế...
 

Qua những từ ngữ ấy, thấy được lịch sử, đặc điểm địa lý, phong tục, tính cách con người ở một vùng đất.

Nơi lưu giữ, truyền nối lòng yêu nước và nghĩa tình, đạo lý
 

Xứ Nghệ xưa là phên dậu phía nam của Tổ quốc, do đó đòi hỏi con người nơi đây phải kiên cường, dũng cảm và lòng trung thành tuyệt đối. Ðiều kiện tự nhiên và xã hội khắc nghiệt đòi hỏi con người phải đoàn kết, son sắt thủy chung để vượt qua hoạn nạn. Những phẩm tính ấy được thể hiện qua Ví, Giặm và Ví, Giặm ngược lại lại làm giàu thêm những phẩm tính ấy.
 

Trong mọi tình cảm, đều chan chứa lòng yêu quê hương đất nước. Vinh là vì nước. Nhục là phản nước, rất rạch ròi như nhìn thấy sự trong đục của dòng sông:
 

Ai biết nước sông Lam răng
 

là trong là đục
 

Thì biết sống cuộc đời răng
 

là nhục là vinh
 

Thuyền em lên thác xuống
 

ghềnh
 

Nước non là nghĩa, là tình
 

ai ơi...
 

Ví, Giặm đề cao giá trị làm người, nhắc nhau bổn phận, nhắc giữ đạo lý luân thường: Muốn cho tình nghĩa lâu dài / Ðừng coi của trọng hơn người mà hư; Khăn nâu áo vải là thường, Cốt trau cho được luân thường là hơn... Ví, Giặm sâu sắc tình mẹ con: Trời mưa chiếu ướt đằm đằm/ Chỗ ướt mẹ nằm, con ngủ nơi khô; Mấy lâu buôn bán nuôi con/ Áo rách mặc áo, vai mòn mặt vai...; tình con đối với mẹ: Mỗi đêm thắp một đèn trời/ Cầu cho cha mẹ ở đời với con; với đồng bào, lối xóm: Xung quanh những họ cùng hàng/ Coi nhau như ngọc như vàng mới nên...
 

Tình yêu nam nữ chiếm một dung lượng lớn nhất, đặc sắc nhất trong Ví, Giặm. Dân ca vùng này có câu giận, câu hờn nhưng câu nhớ, câu thương, câu tình, câu nghĩa vẫn nhiều hơn cả Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước thì đó với đây mới hết tình.
 

Nghệ thuật cao diệu của ngôn từ
 

Tiếng Nghệ giàu biểu cảm, người Nghệ nặng tình và tài hoa, và là vùng đất học nên trong Ví, Giặm có rất nhiều câu thơ trở nên kinh điển sánh ngang với những câu hay nhất trong văn chương bác học. Cho nên sĩ tử đất Nghệ Tĩnh trước khi đi thi cũng đã mấy lần tập dượt văn sách với phường vải, để chị em kiểm tra:
 

Ðồn đây có gái hát tài
 

Ðể ta đối địch một vài trống
 

canh
 

Dẫu thua dẫu được cũng
 

đành
 

Bõ công đèn sách học hành
 

bấy lâu...
 

Ðọc những câu như Hồng Sơn cao ngất mấy trùng/ Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu; Ra về dặn nước dặn non/ Dặn rằng một chữ vuông tròn phu thê... ta không thấy khác với những câu Kiều và hiểu vì sao Nghệ Tĩnh lại có Truyện Kiều và Nguyễn Du.
 

Ta thấy sự hòa quyện nhuần nhị giữa con người với thiên nhiên, sự làm chủ thiên nhiên qua cách chơi chữ tài tình, sống động hơn hẳn trong văn chương bác học: Vườn hoa quả thị má hồng/ Mận mơ quấn quýt đèo bòng cho cam; (có các loại hoa quả sản vật quê nhà); Giường đông thiếp bắc sẵn sàng/ Buồng tây mở khóa đợi chàng nam nhi (bốn phương đông tây nam bắc). Cô Xuân đi chợ Hạ/ Mua cá thu về chợ hãy còn đông (bốn mùa). Nghệ thuật chơi chữ và nói lái cũng chỉ có thể có trong tiếng Nghệ: Anh bứt cỏ ngựa ngồi đầu cựa ngọ/ Kẻ bắn con nây ngồi cội (gốc) cây non (cỏ ngựa là cửa ngõ; con nây (nai) là cây non). Có vô vàn thí dụ như thế. Nói đúng hơn, trong mỗi câu hát đều có sự đặc sắc.
 

Sự vinh danh của UNESCO càng làm ta thêm yêu quý những di sản văn hóa của ta, không chỉ Ví, Giặm càng thấy văn hóa là mục tiêu, động lực của phát triển. Cha ông đã để lại một kho báu vô tận. Chúng ta không chỉ giữ gìn, cần phát huy chúng, làm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp, trong đó, đạo lý và tình người là trọng.
 

Theo Kinhtenongthon.vn
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70559906