11:21 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt Nam vẫn kê khai tài sản kiểu 'đóng và kín'

Thứ ba - 12/06/2012 06:18
Chỉ cần nhấp chuột vào trang điện tử một tờ báo lớn ở Costa Rica, cố vấn chính sách UNDP Việt Nam lập tức biết tài sản của từng thành viên Chính phủ nơi quê nhà.
>> Cuối năm sửa xong luật chống tham nhũng
>> Mua sắm lớn, công chức phải trả bằng tài khoản
"Tất cả thông tin này được cập nhật từ hệ thống dữ liệu mở của quốc gia. Không chỉ với lãnh đạo, quan chức chính phủ, bất kỳ công dân nào của Costa Rica đều có "hồ sơ tài sản" rõ như vậy. Đây chỉ là một trang báo, bạn có thể tìm kiếm kết quả song song ở rất nhiều địa chỉ khác, chỉ trong 1 phút như vậy" - ông Jairo Acuna-Alfaro nói.
Đề cập đến báo cáo tổng kết việc thực hiện phòng, chống tham nhũng Chính phủ VN mới gửi Quốc hội, ông đánh giá cao việc Chính phủ nỗ lực thực hiện các biện pháp kê khai tài sản của cán bộ, công chức. Báo cáo cũng cho thấy nỗ lực đưa ra những biện pháp bổ sung thực hiện thời gian tới.
Song, chuyên gia UNDP không ngần ngại chỉ ra việc kê khai tài sản ở VN vẫn chỉ mang tính "hình thức".
Hãy chứng minh nguồn gốc tiền
Ông Jairo Acuna-Alfaro phân tích:
Có hai vấn đề: kê khai tài sản và thu nhập không chính thức. Hoạt động kê khai tài sản của cán bộ, công chức vừa qua chưa thực sự hiệu quả. Kết quả kê khai không được công khai nên không thể biết việc kê khai đó là thế nào. Bản kê khai tài sản được nộp lại cho một cơ quan đơn vị nào đó và để trong hộp của một cá nhân tiếp nhận, cất giữ mà người bình thường khó tiếp cận được nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Về thu nhập không chính thức, nếu nói tài sản của ai đó kếch xù, xa hoa thì rõ ràng người ta có quyền đặt câu hỏi tài sản này liệu có phải từ lương chính thức, hay xuất phát từ thu nhập không chính thức? Nguồn thu nhập không chính thức đó hợp pháp hay không hợp pháp, câu chuyện phải tìm hiểu thêm nhưng cán bộ, công chức đó phải chịu trách nhiệm giải trình trước một cơ quan về chất lượng cuộc sống của người đó, xét từ phương diện tài sản mà họ có.

 
Ông Jairo Acuna-Alfaro: Việt Nam duy trì một hệ thống vừa đóng, vừa không kiểm tra về kê khai tài sản, khiến việc kê khai thành hình thức. Ảnh: Minh Thăng
 
 
Ở Costa Rica, có vị cục trưởng phụ trách một dự án xây dựng đường cao tốc trong thời gian thực hiện dự án đã mua một ngôi nhà đắt tiền, và khi đăng ký vào hệ thống quốc gia, người ta thấy có một số nghi vấn. Ngay lập tức, thanh tra vào cuộc để xác minh nguồn tài sản và nghi vấn tham nhũng. Chỉ mới đó thôi, vị cục trưởng này đã bị bãi nhiệm để phục vụ điều tra.
Thế giới có hai hệ thống thu thập thông tin về kê khai tài sản.
Một là công khai như Costa Rica - tức mọi công dân, không phân biệt địa vị chức danh, bình đẳng trước pháp luật, phải kê khai tất cả tài sản anh mua sắm. Hồ sơ tài sản của công dân sẽ được đăng ký và Nhà nước mở hệ thống dữ liệu thông tin này cho bất cứ ai có nhu cầu tiếp cận, tra cứu.
Hai là hạn chế tiếp cận cho người ngoài vì mục đích nào đó nhưng ngay trường hợp "đóng" thì cũng phải đảm bảo hệ thống có người có trách nhiệm kiểm tra chéo. Nhưng ở Việt Nam thì duy trì một hệ thống vừa đóng, vừa không kiểm tra chéo. Điều này khiến việc kê khai thành hình thức.
Chính phủ dự thảo quy định cán bộ, công chức phải thanh toán qua tài khoản khi mua sắm những tài sản có giá trị lớn. Cơ chế kê khai này có phổ biến như các nước không, liệu có thể đảm bảo truy nguyên nguồn gốc tài sản một cách triệt để?
Tôi khẳng định là không. Thậm chí nó còn vô hình trung làm tăng thêm tính hình thức của các biện pháp kê khai. Vì dù anh có trả bằng tiền mặt, thẻ tín dụng thì cũng không thể chứng minh nguồn gốc tiền mua tài sản đó ở đâu ra và quan trọng nhất là tiền có hợp pháp không.
Các giao dịch mang tính tham nhũng thường xuất phát từ tiền mặt, tôi e ngại quy định này có thể còn hợp thức hóa hình thức đó thay vì yêu cầu chứng minh nguồn tiền để thực hiện giao dịch từ đâu và kê khai minh bạch như thế nào.
Tôi tin vào quyền tự do của mỗi cá nhân. Nếu anh muốn mua gì đó bằng tiền mặt thì đó là quyền của anh, không thể ép thanh toán bằng hình thức khác.
Điều quan trọng nhất là anh hãy chứng minh tiền anh có, tài sản giá trị lớn mà anh có là từ đâu, liệu tiền anh có trong tài khoản đó có xuất phát từ khả năng anh kiếm tiền hợp pháp, lương, hay bắt nguồn từ nguồn khác?
Hãy nhớ tham nhũng là giao dịch ngầm. Đặt ra quy định như vậy dường như Chính phủ yêu cầu những người thực hiện giao dịch ngầm là anh hãy công khai giao dịch đó để chúng tôi điều tra cho dễ?
Do đó, phương thức thanh toán không phải là biện pháp ngăn ngừa tham nhũng.
Xác minh đến cùng
Nhưng có thực trạng được nêu ra là nhiều cán bộ, công chức không trực tiếp đứng tên các tài sản. Tài sản của họ đứng tên con cái, vợ, chồng, thậm chí bạn bè thân thiết?
Điều tra tham nhũng phức tạp, khó khăn vì những người tham nhũng thường có mạng lưới, sự thân quen rất chặt chẽ. Nếu tôi là một quan chức, sống trong một ngôi nhà to, nhưng đứng tên sở hữu một ngôi nhà nhỏ. Thậm chí ngôi nhà to dùng để ở là đi thuê. Vậy thì tìm hiểu xem, quan hệ giữa người cho thuê và vị lãnh đạo là gì?
Chỉ cần là họ hàng thân thích đã đủ để thanh tra đặt nghi vấn để điều tra, xác minh rồi. Ngôi nhà, đất đai là những thứ hiện hữu, nhìn thấy được nên tôi không tin là không thể xác minh được. Quan trọng nhất, đó là thanh tra có thực muốn tìm hiểu và tìm hiểu đến cùng không.
Để chặt chẽ, Chính phủ cũng đã quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản so với những lần kê khai trước?
Quan trọng là phải xác minh nguồn gốc, tài sản có đăng ký không, còn nếu không thì việc kê khai bổ sung sẽ khó hiệu quả. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bắt ai đó viết vào một tờ giấy kê khai sau đó nộp lại. Rồi chấm hết, dừng ở đó thì không tác dụng gì. Như vậy kiểm tra mà thiếu minh bạch thông tin thì khó. Và ngoài chuyện lương, hệ thống kiểm tra, thanh tra, mấu chốt không chỉ là kê khai, mà đòi hỏi nhiều nỗ lực khác.
Vậy mấu chốt nằm đâu?
Đăng ký tài sản. Và minh bạch việc đăng ký đó. Hãy để bất cứ ai cũng có quyền tiếp cận những thông tin kê khai tài sản ấy. Sự giám sát từ xã hội, người dân sẽ đảm bảo kê khai hiệu quả và chặt chẽ.

 
Theo Vietnamnet
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 57399

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 111935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60433892