Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn : Thách thức lớn nhất hiện nay là chăn nuôi nhỏ lẻ, tùy tiện và tự phát; môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tiềm ẩn; chính quyền địa phương, ngành chuyên môn chưa thật sự làm tốt vai trò của mình. |
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh có sự phát triển vượt bậc, chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi chiếm 42%, nuôi trồng thủy sản chiếm 16% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cả 2 lĩnh vực trên đều xẩy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Nguyên nhân xẩy ra dịch bệnh chủ yếu là một số địa phương chưa quan tâm đến công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm; nhận thức của người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế; còn thiếu tự giác và lúng túng trong việc thực hiện các qui định phòng dịch. Năng lực và trách nhiệm của cán bộ thú y cơ sở nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu…
Nhiều ý kiến phát biểu tại tại hội thảo nêu lên những tồn tại, yếu kém trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục trong thời gian tới.
Từ năm 2008 đến năm 2011 toàn tỉnh Hà Tĩnh xẩy ra dịch lở mồm long móng gia súc tại các địa phương, buộc phải tiêu hủy 211 con trâu, bò và lợn. Đặc biệt, dịch lợn tai xanh với mức độ khá trầm trọng trong những năm 2008, 2010 và 2011 làm cho hơn 30.000 con lọn mắc bệnh, ốm chết và buộc phải tiêu hủy. Cúm gia cầm xẩy ra 6 đợt vào các năm 2008, 2010 và 2012 làm chết và buộc phải tiêu hủy hơn 80 nghìn con…Riêng về bệnh đốm trắng ở tôm từ năm từ năm 2008 đến nay, mỗi năm diện tích nuôi bị bệnh chiếm từ 2,9% đến 9,6% tổng diện tích nuôi. Giống tôm bị thiệt hại chiếm 4,5% - 16,3% tổng số giống thả (Nguồn: Sở NN&PTNT) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn