04:52 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Vẫn cần nguồn lực từ NSNN

Thứ hai - 03/03/2014 09:10
Mặc dù phải đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, nhưng về cơ bản theo Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) Trịnh Nam Tuấn, nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách là cần thiết để tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia.
 
Hơn 105.590 tỷ đồng được đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh Internet.

Huy động tối đa nguồn lực từ địa phương

Đầu tư cho xây dựng nông thôn mới vẫn là định hướng ưu tiên của Chính phủ trong thời điểm hiện nay. Đến nay, về cơ bản đã hình thành mô hình nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới và những yêu cầu đề ra của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

 

Trong 3 năm (2010-2013) đã huy động được 105.596 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 4,980 nghìn tỷ đồng (chiếm 4,7%), ngân sách địa phương lồng ghép và bổ sung 30,685 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,2%); vốn tín dụng 39,326 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,4%) và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đóng góp khoảng 30,105 nghìn tỷ đồng (chiếm 28,7%).

 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu không được tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cấp thì mô hình đạt được còn chưa hoàn chỉnh, khó bền vững. Trong đó, khó nhất là huy động các nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình. Tính đến hết năm 2011, tổng số vốn đã huy động được của 11 xã khoảng 2.523,13 tỷ đồng (chưa tính công lao động và hiến đất của người dân). Trong đó NSNN chiếm 31,5% (vốn Ngân sách Trung ương là 11,9%); ngoài ngân sách là 68,5%; doanh nghiệp 4,7%; tín dụng 53,4% và cộng đồng dân cư khoảng 10,3%.

 

Nếu tính trong 3 năm (2010-2013) đã huy động được 105.596 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 4,980 nghìn tỷ đồng (chiếm 4,7%), ngân sách địa phương lồng ghép và bổ sung 30,685 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,2%); vốn tín dụng 39,326 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,4%) và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đóng góp khoảng 30,105 nghìn tỷ đồng (chiếm 28,7%).

Trong quá trình triển khai, người dân các xã đã tự đóng góp tiền, công sức, vật liệu, hiến đất... (theo thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích đất hiến khoảng 70 ngàn m2, riêng xã Tân Thông Hội - TP.HCM số đất hiến có giá trị khoảng 60 tỷ đồng).  Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển đổi cơ cấu lao động, rất nhiều hộ dân ở các xã đã đẩy mạnh việc vay vốn tín dụng. Tổng vốn vay ngân hàng cho phát triển sản xuất ở 11 xã điểm trong 3 năm qua là 1.347,88 tỷ đồng, dư nợ hơn 689,3 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp mới huy động được ở mức thấp (gần 5% tổng vốn ở 11 xã).

Về cơ chế huy động vốn, thời gian qua chúng ta đã thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này. Trong đó, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; và nhiều khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân, các khoản viện trợ không hoàn lại...

Nhiều cơ chế mở

Theo ông Trịnh Nam Tuấn, nếu so sánh với cơ chế phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành thì cơ chế phân cấp đầu tư cho xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có nhiều nội dung "mở" hơn.

Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn, kinh phí dưới 50% thì Ban quản lý xã thống nhất với nhà tài trợ (nếu có) quyết định cơ chế quản lý. Trường hợp Ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) thống nhất thực hiện cơ chế riêng. Ngoài ra, chỉ hạch toán quyết toán vào NSNN phần NSNN đã hỗ trợ. Đối với đối tượng sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo Hiệp định ký kết với đối tác cấp ODA.

"Việc này đã trao quyền tự chủ rất lớn cho Ban quản lý xã, tạo điều kiện cho xã chủ động trong việc lựa chọn hình thức quản lý phù hợp với năng lực của mình và yêu cầu của nhà tài trợ", ông Tuấn cho hay.

Về huy động nguồn lực, ngoài nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ, các xã thực hiện nông thôn mới còn được phân cấp huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tuy nhiên, để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt 19 tiêu chí và đến năm 2020 có 50% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt trong lĩnh vực huy động các nguồn lực, ông Trịnh Nam Tuấn cho rằng, cần đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết".

Khi triển khai xây dựng nông thôn mới, các xã đều thiếu vốn và chưa có kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực, vì thế theo ông Tuấn, nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách là cần thiết, tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Việc huy động nguồn lực trong dân được thực hiện theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng; thu hút đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp, vay vốn tín dụng từ các ngân hàng để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao... để có cảnh quan và môi trường sạch đẹp.

"Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch", ông Tuấn kiến nghị.

Minh Anh
Nguồn baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330


Hôm nayHôm nay : 50300

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1307781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74354752