22:34 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chí lớn của cô chủ trang trại rau organic

Thứ năm - 21/12/2017 02:21
Trang trại rau Organica ở Long Thành, Đồng Nai, được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Liên minh châu Âu (EU) dán mác rau organic theo tiêu chuẩn của họ.
Để có nguồn hàng cho cửa hiệu, từ năm 2012, Thảo buộc phải làm trang trại ở Long Thành, Đồng Nai trên diện tích 1,8 ha. Ảnh: TLHB

Để có nguồn hàng cho cửa hiệu, từ năm 2012, Thảo buộc phải làm trang trại ở Long Thành, Đồng Nai trên diện tích 1,8 ha. Ảnh: TLHB

 

Ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch của Phạm Phương Thảo, 34 tuổi, bắt đầu vào năm 2011. Trầy trật khoảng bốn năm để có được rau organic đúng nghĩa.

Tìm bữa ăn sạch cho bà bầu

Cô bước vào nghề trồng rau xuất phát từ nhu cầu về các loại thực phẩm tốt cho cả mẹ lẫn con khi mang bầu đứa con đầu lòng. Ban đầu cô mở một cửa hàng nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. “Từ đầu, tôi xác định mình là nhà phân phối và bán lẻ. Thế nhưng, việc tìm kiếm các nhà sản xuất trong nước làm hàng hữu cơ thật khó”, Thảo nhớ lại.

Vì vậy, để có nguồn hàng cho cửa hiệu, từ năm 2012, Thảo buộc phải làm một trang trại ở Long Thành, Đồng Nai trên diện tích 1,8ha.

“Làm nông nghiệp quả thật khó khăn ngoài mọi dự kiến của chúng tôi, không phải chỉ riêng nguồn vốn bỏ ra mà cả ở khâu canh tác, quản lý công nhân và mày mò làm theo hướng hữu cơ. Học phí mà chúng tôi phải trả để có được như ngày hôm nay không hề nhỏ”, Thảo cho hay.

Nếu bắt đầu làm đất từ ngày hôm nay và gieo hạt, khoảng 40 ngày sau bạn đã có thể cắt rau đem ra chợ bán. Nhưng Thảo nói phải mất ba năm bù lỗ mới đạt được tiêu chuẩn hữu cơ của quốc tế.

Khi đã bắt đầu quen với quy trình canh tác hữu cơ, Thảo xác định ngay là phải lấy được tiêu chuẩn quốc tế, mà hai tiêu chuẩn uy tín và phổ biến nhất chính là của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Liên minh châu Âu (EU).

Một số người cho rằng việc lấy chứng nhận quốc tế chỉ là làm màu mè và là chiêu tiếp thị. Thảo thừa nhận có chứng nhận của USDA và EU là một hình thức thu hút khách hàng tốt. Nhưng cô cho hay, lấy chứng nhận quốc tế còn để chứng minh người Việt hoàn toàn có thể làm nông nghiệp theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.

Chuỗi cửa hàng rau hữu cơ

Trong quá trình canh tác rau hữu cơ, nông dân phải cải tạo đất, quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh. Thảo nói: “Chúng tôi phải sử dụng những phương pháp truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, hạt neem) để xua đuổi côn trùng, đến các phương pháp mới như dùng bạt nilông để ngăn cỏ, hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).

“Dù biết sẽ phải tốn nhiều công sức và tiền bạc nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm, bởi chúng tôi muốn thực hiện lời hứa trong bản tuyên bố sứ mệnh khi thành lập công ty rằng sẽ cung cấp những sản phẩm có chứng nhận, tiêu chuẩn và chất lượng cao nhất cho người tiêu dùng”, Thảo nói.

Song song với tiêu chuẩn hữu cơ, Organica cũng đang triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc của tổ chức Trace Verified, để đảm bảo tất cả sản phẩm từ trang trại đi ra phải truy xuất được nguồn gốc, có những dấu hiệu và tem nhãn để bảo vệ không bị phối trộn, làm giả nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Giai đoạn đầu tư cơ bản và lấy chứng nhận đã hoàn tất, Organica đang bước sang giai đoạn phát triển mới. Hiện tại, mỗi ngày trang trại rau hữu cơ Organica cung cấp 150kg rau các loại để bán tại hai cửa hàng mà Organica mở tại TPHCM. Thảo cho hay, một vấn đề thách thức của thực phẩm hữu cơ chính là giá bán còn khá cao so với thu nhập của người dân.

Đây cũng là điểm chung của thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu. Cùng với việc ngày càng hoàn thiện hơn quy trình canh tác và quản lý trang trại, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ giảm được giá thành, từ đó giảm giá bán để tiếp cận nhiều hơn nữa khách hàng trong nước.

Mục tiêu sắp tới của chúng tôi là mở rộng mạng lưới trang trại liên kết canh tác hữu cơ ở nhiều vùng miền trên cả nước. Chúng tôi đã có cửa hàng bán lẻ, chúng tôi đã có kinh nghiệm làm rau hữu cơ, giờ đây chúng tôi tự tin hơn trong việc liên kết cùng mọi người. Canh tác rau hữu cơ sản lượng gần 10.000m2 chỉ bằng nơi khác trồng 3.000m2. Đã vậy, rau hữu cơ còn không xanh, không mướt và không đẹp bằng rau thông thường.

Nhưng theo Thảo, may mắn là khách hàng mua rau của Organica đánh giá cao về chất lượng và hương vị của rau hữu cơ qua từng bữa ăn. Chúng tôi nhận được những lời khen ngợi và động viên của khách hàng qua thời gian, để khẳng định rằng chúng tôi đang đi đúng hướng.

Có những bà mẹ mới sinh con điện thoại đến hỏi mua khổ qua và lá tía tô về tắm cho con mà cứ hỏi đi hỏi lại: “Có phải trồng hữu cơ thật không? Chị mua về tắm cho bé chứ không ăn. Đúng là hữu cơ thì em nói là đúng nhé, kẻo không tội nghiệp đứa nhỏ!” Hay có một anh kia cứ tần ngần trước bảng giá rau mà sau này mới chia sẻ: “Chỉ đủ tiền mua rau cho con nhỏ còn hai vợ chồng vẫn ăn rau ngoài chợ”…

“Đó là động lực rất lớn để cho Organica vượt qua khó khăn. Nhiều lần, chúng tôi buộc phải tiêu huỷ cả vườn rau do dịch bệnh lan rộng vượt mức kiểm soát. Người nông dân và người công nhân lại cày lại đất, gieo hạt và bắt đầu lại từ đầu. Chúng tôi đã có thể cứu vườn rau và hái đem ra chợ bán nếu mua thuốc trừ sâu, nhưng chúng tôi đã không làm vậy”, Thảo nhớ lại.

Sau khi được chứng nhận quốc tế, nông dân nhiều nơi đã liên lạc với Thảo để cùng hợp tác. Giao hai cửa hàng và trang trại Long Thành cho đồng nghiệp và nhân viên, Phạm Phương Thảo một mình xa gia đình đi khắp nước để tạo một cộng đồng làm thực phẩm hữu cơ.

“Chúng tôi hy vọng đến một lúc, chúng ta ra chợ hay vào siêu thị mà không cần phải băn khoăn xem rau này, thịt này có an toàn hay không”, Thảo nói.

Minh Khoa/tiepthithegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165649

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71392964