11:07 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá rau hữu cơ tiêu chuẩn PGS gấp 3 lần rau thông thường

Thứ tư - 24/01/2018 20:20
Với phương pháp trồng theo hệ thống PGS, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau hữu cơ Lương Sơn có giá gấp 2-3 lần so với rau trồng thông thường.

PGS là hệ thống quản lý chất lượng có sự tham gia của các bên liên quan vào toàn bộ quá trình bảo đảm chất lượng cho sản phẩm. Để tham gia vào nhóm sản xuất này, các hộ nông dân thành viên đều phải trải qua quá trình đào tạo, tập huấn canh tác hữu cơ theo hệ tiêu chí chuẩn.

Trong hệ thống PGS, toàn bộ người tham gia vào quá trình sản xuất có thể tiến hành kiểm tra chéo lẫn nhau; đồng thời, cả nông dân, nhà quản lý và doanh nghiệp phải sự liên kết chặt chẽ. Theo đó, cứ 5 nông dân thành viên trở lên sẽ liên kết thành nhóm sản xuất; nhiều nhóm tập hợp lại tạo thành liên nhóm, gắn kết với nhau cùng hoạt động.

Việc xuất hiện các nhóm sản xuất hữu cơ áp dụng hệ thống PGS không chỉ góp phần tạo việc làm, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân, mà còn tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng lại không ảnh hưởng đến môi trường.

polyad

Hiện tại, huyện Lương Sơn vẫn là địa phương duy nhất của tỉnh Hòa Bình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng PGS trong sản xuất rau hữu cơ an toàn. Ảnh: Lương Sơn Organicfarm.

Hiện tại, tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn được cấp giấy chứng nhận PGS là hơn 67.000 m2, do 114 hộ thành viên (chia thành 16 nhóm) cùng canh tác.

Trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn GPS, các thành viên liên nhóm đều phải đảm bảo đồng bộ quy định như nguồn giống rau chất lượng; chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục 3-6 tháng để bón cho cây; phòng trừ sâu bệnh bằng hỗn hợp nguyên liệu gồm tỏi, ớt, gừng ngâm với rượu trong 5-7 ngày. Bên cạnh đó, nước tưới rau phải là nước dẫn từ suối xuống ruộng hoặc nước bơm từ giếng khoan đã được kiểm định chất lượng…

Trước đây, khi canh tác rau đơn thuần, người dân địa phương gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra. Tuy nhiên, từ khi áp dụng hệ thống với sự tham gia kết nối của doanh nghiệp, nhà quản lý, ngoài một phần nhỏ cung cấp cho thị trường bán lẻ trong và ngoài huyện, khối lượng lớn rau hữu cơ (60-80 tấn) được các doanh nghiệp thu mua thông qua hợp đồng mỗi năm. Hiện tại, 3 doanh nghiệp đối tác mà liên nhóm rau hữu cơ Lương Sơn thực hiện kết nối là Công ty TNHH Tâm Đạt, Tràng An và Vinagap.

Theo thỏa thuận với doanh nghiệp, rau hữu cơ Lương Sơn đang được bán với giá 14.000 đồng một kg. So với rau trồng theo phương pháp truyền thống, giá rau hữu cơ cao hơn 2-3 lần. Với thời gian lao động 2-3 tiếng mỗi ngày, người trồng rau hữu cơ có thể thu nhập 3,5-4 triệu đồng mỗi tháng.

Phong Vân/vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 36804

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1199865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72882574