04:42 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội đặt mục tiêu 1.000 sản phẩm OCOP

Thứ ba - 26/11/2019 09:03
Năm 2019, Hà Nội có khoảng 300 sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá, công nhận. Đây sẽ là tiền đề để năm 2020, Hà Nôi tiếp tục thực hiện nâng chất cho 700 sản phẩm khác.

Triển khai muộn nhưng bền vững

Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, phát triển Chương trình OCOP có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi, và là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhận thức được vai trò của Chương trình OCOP, thành phố Hà Nội tuy triển khai muộn so với các tỉnh, nhưng Sở NNPTNT Hà Nội đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đến thời điểm này, các quận, huyện trong toàn thành phố đã cơ bản đánh giá hoàn thành việc triển khai sản phẩm đăng ký.

 ha noi dat muc tieu 1.000 san pham ocop hinh anh 1

Gian hàng nông sản sạch luôn thu hút đông đảo người tiêu dùng tại phiên chợ OCOP tại Hà Nội. Ảnh: P.V

Đông Anh là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP, đến nay đã có 133 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình đến năm 2020. Để chương trình được triển khai bền vững, huyện Đông Anh đã tổ chức hội nghị hướng dẫn lập hồ sơ sản phẩm đăng ký tham dự chương trình, chỉ đạo tổ chức khảo sát, hướng dẫn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất có sản phẩm đăng ký để lựa chọn, đánh giá phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3-4 sao, tập trung ở nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, đồ uống, du lịch.

Huyện Đông Anh đã xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất hàng hóa, sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2020; triển khai xây dựng website tại địa chỉ da.check.net.vn và gắn tem truy xuất QR đối với 600 sản phẩm các loại tại 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến. Từng bước triển khai công tác giám sát chất lượng các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Với trên 10ha sản xuất rau an toàn theo hướng bán hữu cơ, Hợp tác xã Ba Chữ (huyện Đông Anh) đang ký hợp đồng với các đại lý, doanh nghiệp với khối lượng  trên 10 tấn rau/ngày. Bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Hợp tác xã tỏ ra hồ hởi khi đơn vị mình vừa được tham gia, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Bà Huyền cho rằng, nếu được gắn sao OCOP trên sản phẩm  của HTX sẽ giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường. Sản phẩm sẽ được phân phối tại các hệ thống trung tâm hiện đại, cửa hàng tiện ích, mang lại hiệu quả cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

"Hiện nay, thành phố có 1.350 làng có nghề, 308 làng nghề truyền thống đã được công nhận, khoảng 5.000 mặt hàng nông sản, thực phẩm đã được cấp QR code truy xuất nguồn gốc. Với tiềm năng sản phẩm rất lớn như vậy, mục tiêu 1.000 sản phẩm được đánh giá sẽ khả thi”.

 Ông Nguyễn Văn Chí

Đòn bẩy từ những phiên chợ OCOP

Một trong những đòn bẩy để Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP là tổ chức thường xuyên các phiên chợ OCOP, tạo cầu nối giao thương giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hầu hết các phiên chợ do Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức đều thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.

Các sản phẩm trưng bày được truy xuất nguồn gốc, có bao gói đảm bảo… đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt thông qua phiên chợ, các đơn vị mong muốn đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất, hình thành chuỗi sản xuất-tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Ông Nguyễn Văn Chí - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó chánh Thường trực Văn phòng nông thôn mới Hà Nội cho biết, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng tại các xã, quận, huyện; các cơ sở sản xuất tham gia OCOP hiểu và nắm rõ về vai trò, lợi ích của chương trình, thành phố Hà Nội tiến hành kiểm định cấp sao cho các sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Được biết, Văn phòng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cuối tháng 11 sẽ chấm điểm xong và phấn đấu đến giữa tháng 12/2019 sẽ chính thức cấp sao cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội. 

Theo Tuán Linh/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/ha-noi-dat-muc-tieu-1000-san-pham-ocop-1035431.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 34152

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1147194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72829903