02:29 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Sản xuất cam hữu cơ - hướng phát triển bền vững

Thứ hai - 27/11/2017 09:02
Duyên đến với nghề trồng cam của chị Trần Thị Thanh Tâm ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cũng chính từ sự nghèo khó của bản thân và gia đình.

Ngày ấy, sau khi cưới nhau, vợ chồng chị tập trung sản xuất nông nghiệp và làm thêm nhiều nghề phụ, song đời sống vẫn luôn khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ ăn. Không cam chịu hoàn cảnh, vợ chồng chị tìm đến vùng đất đồi cằn cỗi khai hoang, lập nghiệp.  Lấy nhiệt huyết của sức trẻ làm công, sự nghèo khó làm động lực lao động, vợ chồng chị đã động viên nhau lên đồi đào đất, trồng cây, khai hoang phục hóa. Cuộc sống nơi đồi hoang càng tôi luyện ý chí, nghị lực vượt khó của vợ chồng chị. Những mét vuông đất rừng khai hoang đầu tiên được họ nâng niu như bảo vật, mỗi khoảnh đất đều chắt chiu để nuôi, trồng loại cây, con hợp lý, lấy ngắn nuôi dài. Lợi thế địa phương có giống cam Bù đặc sản nổi tiếng, do vốn liếng ban đầu chưa có nên chị mua 50 cây giống cam Bù đầu tiên về trồng trên diện tích khai hoang của mình. Rồi từ đó, dần gom góp được vốn là chị mua thêm giống cây cam về trồng thêm, mở rộng diện tích đất trên đồi.

Bên cạnh sự cần cù lao động, vợ chồng chị luôn học hỏi và làm đúng theo những kỹ thuật trồng cam được cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Vì vậy, dù còn trẻ tuổi nhưng vườn cam nhà chị năm nào cũng sai quả, quả đẹp, chất lượng cam ngon không thua kém gì những hộ trồng lâu năm. Cùng với sự phát triển của vườn cam ngày một rộng, kinh tế gia đình chị ngày một khá giả, không còn phải lo cái ăn, cái mặc như ngày trước. Thấm thắt đã hơn 10 năm nay trôi qua, hiện nay gia đình chị Tâm đã có hơn 30 ha đất đồi núi, trong đó chị trồng 10 ha cam Chanh và cam Bù đều đã cho quả thu hoạch. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đồi rộng lớn, chị cũng mở rộng quy mô chăn nuôi lên với hơn 100 con bò. Bình quân một năm trang trại vườn cam và chăn nuôi bò cái sinh sản cho gia đình chị thu nhập trên dưới 400 triệu đồng.

 

Đồi cam của nhà chị Tâm

 

Khi đã có trang trại vườn đồi rộng lớn, năm 2015 được cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn đến tư vấn về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, gia đình chị cũng muốn được áp dụng. Bởi vì qua theo dõi tivi cũng như báo đài, chị biết rằng hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang đặt lên hàng đầu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai. Với những điều kiện sẵn có, chị nhận thấy thuận lợi của gia đình mình khi kết hợp sử dụng phân bò để có thể làm phân hữu cơ bón cho cây cam.

Nghĩ là làm, chị không phun thuốc diệt cỏ nữa mà thuê người cắt cỏ trên đồi cam, vừa có thức ăn sạch sẽ cho bò, lại làm sạch cỏ cho đồi cam. Phân của bò, cây phân xanh, rác thu dọn trên đồi, vỏ lạc mua về, kết hợp với men vi sinh ủ hoai mục, bón cho cam. Vườn cam nhà chị giờ đây không hề sử dụng tý phân vô cơ nào. Mới thực hiện việc chăm sóc cây cam theo phương pháp hữu cơ gần 2 năm nhưng chị đã nhận ra đất vườn cam bây giờ tơi xốp hơn, tưới nước dễ ngấm vào mùa hè và hạn chế tối đa hiện tượng úng rễ trong mùa mưa. Đồng thời nhờ tận dụng phân bò và cây xanh ủ làm phân hữu cơ giúp gia đình chị giảm hơn 30% chi phí đầu tư so với cách trồng dùng phân vô cơ thông thường.

Chị Tâm chia sẻ: “Do mình dùng thủ công, tận dụng những thứ có sẵn để làm phân bón cho cây nên giảm chi phí phân, thuốc vì cây ít bị sâu bệnh gây hại. Quan trọng hơn cả là quả cam bây giờ mới thực sự là “sạch” theo đúng nghĩa của nó, không hề có tý thuốc phun nào”.

Anh Nguyễn Anh Tài - Kỹ sư trồng trọt của Trung tâm ứng dựng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn cho biết: “Khi bón phân hữu cơ cho cây ăn trái đã bổ sung cho đất các vi sinh vật có ích, giúp cây nâng cao sức đề kháng, chống chọi lại các mầm bệnh, côn trùng và sinh vật gây hại cho cây trồng”. Cũng theo anh Tài, sử dụng phân hữu cơ bằng phân bò kết hợp cây xanh và men vi sinh bón cho cây là biện pháp kỹ thuật hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất những sản phẩm cây ăn trái sạch và an toàn, giúp cây tăng tuổi thọ và cho năng suất cao. Tuy nhiên, khi sử dụng phân hữu cơ cần có một quá trình và thời gian nhất định để sinh vật trong đất có điều kiện phát triển ổn định và cân đối để trả lại cho đất hệ sinh thái vốn có của đất. Về vật liệu ủ phân hữu cơ, người dân có thể sử dụng rơm rạ, cây xanh dễ phân hủy, phụ phế phẩm nông nghiệp ủ với thời gian 2 - 3 tháng kết hợp với trichoderma để bón cho cây trồng.

Hiện nay, diện tích trồng cây cam ở huyện Hương Sơn khá lớn và có nhiều nhà vườn đã phải đốn cây khi không mang lại hiệu quả do dịch bệnh vàng lá gây hại. Việc trồng cam bằng phân bò ủ hoai kết hợp men vi sinh của gia đình chị Tâm đã tạo ra hướng đi mới và mang nhiều hiệu quả thiết thực trong thực tiễn rất cần được nhân rộng trong thời gian tới.

Tiễn chúng tôi ra về, chị Tâm vui vẻ chia sẻ: “Sắp tới được sự hỗ trợ, khuyến khích của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chương trình Nông thôn mới, gia đình tôi sẽ tiếp tục sản xuất cam theo hướng hữu cơ, xin cấp giấy chứng nhận VietGAP có nhãn mác thương hiệu, cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng lớn để giới thiệu đặc sản cam Hương Sơn quê tôi đi khắp nơi”.

Chia tay gia đình chị Tâm, chúng tôi rất cảm phục ý chí làm giàu của vợ chồng chị. Và giờ đây, gia đình chị cũng là gia đình đầu tiên trong xã tiên phong trong vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ. Với hướng sản xuất nông nghiệp mới cho vùng đồi núi bằng cách chăn nuôi bò kết hợp trồng cam có truy suất nguồn gốc rõ ràng, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế  và thương hiệu cam của vùng quê Hương Sơn bay cao, bay xa hơn nữa./.

Thanh Hà

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Nguồn: khuyennong.gov

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 19793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 91922

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73138893