22:36 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Thứ bảy - 23/12/2017 02:41
Hà Tĩnh bắt đầu triển khai thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên cơ sở nguyện vọng, đề xuất của cơ sở, doanh nghiệp.

OCOP là chương trình quốc gia về tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng, có lợi thế của địa phương đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu (theo các cấp độ 1 sao đến 5 sao), có nhãn mác, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc (bằng mã vạch); việc tổ chức sản xuất kinh doanh có tính cộng đồng ở một địa phương cấp xã, chủ yếu do người dân địa phương chủ động tạo ra (tự lực, tự tin và sáng tạo), nguồn nguyên liệu chủ động đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, bền vững; nhằm phát triển mạnh nội sinh, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi ích cộng đồng ở địa phương.

Mỗi xã một sản phẩm là một khái niệm mang tính ước lệ dùng để chỉ sản phẩm đặc trưng của địa phương, lấy xã làm đơn vị cơ sở, khuyến khích mỗi xã phải cố gắng chọn cho mình tối thiểu một sản sản phẩm đặc trưng để phát triển. Sản phẩm bao gồm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Các sản phẩm này thường có những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ra nó khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩm cùng loại.

Đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Phong Nga ở xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà.

Trong những năm qua việc triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng kể nhất là trong phát triển sản xuất; đời sống vật chất người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng khá, năm 2016 đạt 23,04 triệu đồng/người (tăng 2,7 lần so với năm 2010). Hình thành mới hơn 14.000 mô hình hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có gần 1.000 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm. Có sự chuyển biến tích cực trong tư duy sản xuất, từ nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng giá trị kinh tế, hiệu quả thu được trên một đơn vị diện tích canh tác, phát triển bền vững, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường...

Qua khảo sát đánh giá thực trạng sản xuất của các hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh có 82 sản phẩm có thế mạnh, trong đó: Nhóm thực phẩm có 54 sản phẩm, chiếm 65,9%; nhóm đồ uống có 12 sản phẩm, chiếm 14,6%; nhóm thảo dược có 6 sản phẩm, chiếm 7,3%; nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí có 8 sản phẩm, chiếm 9,8%; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 2 sản phẩm, chiếm 2,4%; nhóm sản phẩm vải và may mặc chưa có sản phẩm chủ lực.

Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đã và đang hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tăng nhanh về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững, như: Chăn nuôi lợn; chăn nuôi bò, sản phẩm chè (Công ty CP chè Hà Tĩnh liên kết sản xuất trên quy mô toàn tỉnh (đạt hơn 1.100 ha), đã xuất khẩu sản phẩm vào thị trường châu Âu... Các sản phẩm đặc sản truyền thống đang được mở rộng quy mô sản xuất như: Cam chanh (trong đó một số sản phẩm đã có thương hiệu như: Cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang, cam Cẩm Yên,...), cam Bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch, hươu Hương Sơn, mật ong Vũ Quang, rượu Can Lộc, rượu Cẩm Yên... các làng nghề truyền thống như: Nghề mộc Thái Yên, rèn Trung Lương, nước mắm Lạch Kèn - Cương Gián Nghi Xuân, nước mắm Hoa Khôi, nước mắm Phú Khương, Đỉnh Miện...

Hà Tĩnh xác định chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là rất cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản phẩm OCOP phải lấy người dân làm chủ thể của quá trình, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy sự chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của nhà nước. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, dành phần thưởng thỏa đáng cho các nổ lực phát triển sản xuất hàng hóa theo chuổi giá trị hoàn chỉnh từ sản xuất-thu hoạch-chế biến-tiêu thụ, trên cơ sở khơi dậy, cổ vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân.

Ông Nguyễn Hữu Dực,Trưởng đoàn Điều tra Quy hoạch NN&PTNT Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ đề án OCOP cho biết: Việc triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực, góp phần cơ cấu lại kinh tế nông thôn. Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Định hướng chương trình đến năm 2020 - 2030: Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quản lý, điều hành chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” từ tỉnh đến huyện, xã đảm bảo điều hành hoạt động thông suốt, hiệu quả. Ban hành và áp dụng chính sách riêng của tỉnh để hỗ trợ thực hiện chương trình một cách đồng bộ, hiệu quả. Hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có. Phát triển mới khoảng 30 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP. Chứng nhận khoảng 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao. Phát triển 2- 3 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn Làng du lịch  từ 3-5 sao. Đồng thời củng cố 60 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có. Phát triển mới khoảng 30 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP...

Trên cơ sở kết quả đã đạt được của giai đoạn 2018-2020, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. Đảm bảo cho chu trình được vận hành một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ...

Hoàng Hằng/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71393039