04:09 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên

Thứ tư - 27/11/2019 08:24
Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) khu vực Tây Nguyên năm 2019 lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, lễ khai mạc vào 17h ngày 28/11.

Đây là dịp để các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên, như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương mình, đồng thời kết nối giao thương, tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu của toàn vùng Tây Nguyên…

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk tham quan gian hàng trưng bày tại hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng NTM.

Hội chợ được tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm, kết nối giao thương, phát triển các sản phẩm tiêu biểu của xã, phường theo Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng 2030 cho tỉnh Đắk Lắk và các địa phương khu vực Tây Nguyên.

Hội chợ cũng là dịp tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dự án nông nghiệp, tìm kiếm cơ hội liên kết vùng cho các địa phương cùng đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo Ban tổ chức cho biết, Hội chợ đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến từ các Sở NN-PTNT, Chi Cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến thương mại, các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các HTX, cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tham gia Hội chợ lần này còn có các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, gia dụng, trang trí, nội thất, quà tặng lưu niệm.

Cũng theo Ban tổ chức Hội chợ cho biết, khu gian hàng nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên và các địa phương, doanh nghiệp trên cả nước sẽ có 200 gian hàng tham dự bao gồm: Khu triển lãm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng sao, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk (6 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các địa phương khu vực Tây Nguyên (10 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu của các địa phương trên cả nước (80 gian hàng); Khu trưng bày, giới thiệu của các viện, trung tâm nghiên cứu, trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất... giới thiệu và bán các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây, giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư nông nghiệp (60 gian hàng); Khu máy móc thiết bị: Máy móc phục vụ sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản; phương tiện vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch (44 gian hàng).

Ngoài ra, Hội chợ cũng có 150 gian hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thương mại, ẩm thực bao gồm: Khu thủ công mỹ nghệ là nơi trưng bày sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống sản xuất bằng mọi chất liệu như chế tác kim hoàn, đất nung, tre nứa, gỗ, vải, giấy và các ngành nghề thủ công truyền thống khác (80 gian hàng); Khu gian hàng thương mại tổng hợp trưng bày và bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có nhãn mác, xuất sứ rõ ràng, ưu tiên hàng sản xuất trong nước (50 gian); Khu văn hóa ẩm thực: 20 gian hàng giới thiệu các món ăn truyền thống của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh trong khu vực.

Ngoài việc tổ chức Lễ Khai mạc vào lúc 17h30 ngày 28/11, tại Khu vực sân khấu Hội chợ (số 72 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột), Hội chợ lần này còn tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên”, đồng thời tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật vào tất cả các buổi tối từ ngày 28/11 đến hết ngày 2/12. Lễ tổng kết, bế mạc Hội chợ sẽ diễn ra vào lúc 9h ngày 3/12.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là vùng có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, tiềm năng và đã khẳng định được thương hiệu trong suốt thời gian dài.

Thực hiện Chương trình OCOP, ở các tỉnh Tây Nguyên hiện mới đang triển khai, trong đó Đắk Lắk đang xem xét 27 sản phẩm của các huyện, thành phố để công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, tiến tới đưa sản phẩm ra thị trường không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu.

Có thể nói những sản phẩm của Đắk Lắk đã, đang khẳng định được giá trị và tỉnh cũng đang ráo riết triển khai chương trình này.

Hy vọng với sự kết hợp giữa Chương trình OCOP của tỉnh và hội chợ sẽ là động lực để tỉnh thực hiện Chương trình OCOP một cách hiệu quả và đưa nhiều sản phẩm của tỉnh ra thị trường trong và ngoài nước.

Theo ông Vũ Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới của tỉnh, Chương trình OCOP ở Đắk Lắk đến thời điểm này đã ban hành được đề án, kế hoạch triển khai chương trình và các văn bản hướng dẫn cho các huyện triển khai các bước. Đặc biệt là đến thời điểm này đã có bộ tiêu chí để đánh giá sản phẩm theo OCOP.

Các huyện đang triển khai theo kế hoạch năm 2019 là lựa chọn 27 sản phẩm và tuyển chọn, giới thiệu cho các tổ chức, HTX, doanh nghiệp, nông hộ, trang trại làm các thủ tục đăng ký, dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ tổ chức xét 1 đợt vào tháng 12, với một số sản phẩm đặc trưng gồm các nhóm thực phẩm, gạo, cây ăn quả, nấm, rau, cà phê, ca cao, chanh dây, rượu cần, trà…

Chương trình OCOP chủ yếu hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, nông trang… là những đối tượng yếu thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho nên mong muốn của tỉnh và Sở NN & PTNT là làm sao sau hội chợ sẽ nâng cao vai trò, vị thế của các sản phẩm nông nghiệp để tạo thành chuỗi giá trị, từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và năng lực sản xuất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Kinh doanh và Dịch vụ thương mại,Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp. Địa chỉ Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.37543107           

Mr. Nguyễn Hồng Việt: 0974 698 669    Email: vietnguyenxttm@gmail.com

Theo Trần Long/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 32808

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145850

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72828559