Theo tiến sỹ Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, canh tác nông nghiệp hữu cơ theo hướng luân canh hoặc trồng xen canh rất phù hợp với việc áp dụng tại Việt Nam.
Để phát triển bền vững đất đai, hệ sinh thái và tốt cho sức khỏe con người, trồng trọt hữu cơ đang là hướng đi cho Việt Nam nhằm hướng đến một thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá việc phát triển theo hướng mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp là chiến lược mạnh mẽ, có hệ thống.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã và đang được một số địa phương triển khai, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do quy trình sản xuất khắt khe, chi phí cao, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng đến nay ngành nông nghiệp hữu cơ còn “mơ hồ” với chính người nông dân. Những khó khăn ngay trên “sân nhà” đang “trói chân” nhà nông trong cảnh được mùa mất giá và ngược lại.
Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đã lộ rõ nhiều bất cập như: đất đai bạc màu, sâu bệnh càng tiến hóa để thích ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cho nên, thời gian gần đây cả thế giới đều hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này được nhà nước rất chú trọng và khuyến khích.
Để có được những thành công như ngày hôm nay, ông Tô Hiến Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HTX Trường Thành đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí phải đánh liều cả sinh mạng của mình. Ông được gọi với cái tên trìu mến “Vua lợn Organic”.
Thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" của Bộ NN- PTNT, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đang hướng đến các sản phẩm đặc trưng để tiếp sức cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Được nếm thử vị ngon ngọt của trái cây hữu cơ đặc sản, được xem chiết xuất trực tiếp tinh dầu từ hoa hồng, hay chưng diện các sản phẩm thời trang từ xơ mướp… là những điều hấp dẫn đang cuốn hút khách hàng ở triển lãm D-Agroteck 2017.
Sáng 14/7, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo và triển lãm Quốc tế các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hữu cơ (D – Agrotech 2017).
Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” khởi xướng tại Nhật Bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước đã giúp phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Đến nay đã có hơn 40 nước học tập và ứng dụng thành công.
Ngày 4/7, tại TP Hạ Long, đã diễn ra Hội nghị triển khai Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2017-2020. Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, 14 huyện, thị xã, thành phố và 186 xã, phường trong toàn tỉnh.
Organic là chuẩn cao nhất của rau sạch, còn gọi là rau hữu cơ. Để tìm mua rau organic giờ không còn khó khăn với người tiêu dùng.
Trong năm nay, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ KH&CN sẽ tổ chức soát xét, sửa đổi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 về sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm hữu cơ, đảm bảo thuật ngữ, ngôn ngữ, văn phong và nội dung hướng dẫn dễ hiểu hơn.
Được khởi động thực hiện từ năm 2013, Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm) là “đặc sản” riêng có của tỉnh Quảng Ninh trong tiến trình xây dựng NTM.
Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh vừa phối hợp với UBND huyện Nghi Xuân tổ chức Hội nghị điểm về triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là OCOP). Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần huy Oánh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn văn phòng xây dựng NTM tỉnh; Đồng chí Phạm Tiến Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện.
Câu chuyện ấy mấy ngày gần đây lại được hâm nóng tại Hội nghị “Mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức. Thực ra, mỗi xã một sản phẩm là một chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm từ năm 2008 với mô hình và tên gọi “Mỗi làng một sản phẩm”, lựa chọn những làng đã có nghề, có sản phẩm mang nét đặc trưng riêng để hỗ trợ cải tiến mẫu mã, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Việc ký kết phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giữa Long An và TP.HCM giai đoạn 2017 -2020 là cơ hội để nông sản của Long An mở rộng thị phần, nâng sản lượng và có đầu ra ổn định hơn.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng dụng sinh học, giảm phân bón vô cơ, thuốc BVTV, giảm ô nhiễm không khí, đất và nước, an toàn sức khỏe cho người SX và người tiêu dùng là vấn đề bức thiết.
Xuất phát từ nghiên cứu và học tập mô hình OVOP của Nhật Bản và chương trình OTOP của Thái-lan, trong ba năm qua (2013 - 2016), tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm), từng bước thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn cả ở khu vực đô thị, từng bước đóng góp tích cực và đẩy nhanh tiến trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.