Thông thường đông xuân chính vụ sẽ xuống giống vào tháng 11 và tháng 12. Năm nay, trước dự báo, hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và nghiêm trọng, Bộ NN-PTNT chỉ đạo xuống giống sớm hơn vào tháng 10.
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đối với việc canh tác vụ lúa đông xuân 2019-2020, bên cạnh việc bố trí mùa vụ xuống giống sớm, chọn giống ngắn ngày thì một số vùng của ĐBSCL nếu cân đối nguồn nước ngọt không đủ cho sản xuất lúa thì có thể chuyển sang cây trồng khác hoặc là lùi vụ sản xuất. Bà con cần hết sức thận trọng, theo dõi độ mặn nước trước khi đưa nước vào ruộng lúa.
Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL gồm Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
Tại tỉnh Sóc Trăng, một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng sớm của tình hình hạn mặn, dự kiến kế hoạch xuống giống vụ Đông Xuân 2019 - 2020 là 176.000 ha.
Việc xuống giống sớm hơn lịch thời vụ Đông Xuân mọi năm từ 10-15 ngày theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT, cũng như ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con thực hiện. Hầu hết bà con nơi đây, đều nghiêm túc xuống giống đúng lịch thời vụ này. Riêng, vụ ba, để tránh thiệt hại, nhiều bà con ở các huyện gần sát biển cũng đã chủ động ngưng sản xuất để tập trung cho vụ đông xuân này.
Dự báo của Bộ NN-PTNT và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thì khả năng mùa khô 2019-2020, hạn mặn có thể về sớm hơn và có thể tình trạng thiếu nước cuối vụ đông xuân sẽ diễn ra trên diện rộng.
Năm 2019-2020 dự báo sẽ có khoảng 120.000 hộ dân sẽ thiếu nước. Bộ NN-PTNT đã xây dựng kịch bản ứng phó, cả trước mắt và lâu dài. Về trồng trọt, giảm diện tích vụ đông xuân khoảng 50.000ha. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo thời gian xuống giống cụ thể ở từng thời điểm. Các địa phương cân đối nước đến từng hộ gia đình để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân, sau đó là nước để sản xuất cây lâu năm, lúa và cây trồng khác.
Đối với vụ Đông Xuân 2019-2020, để đảm bảo cho cây lúa thu hoạch thắng lợi, việc xuống giống sớm theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp rất quan trọng.
Song song đó, bà con cần chủ động theo dõi tình hình nước mặn ở các cửa cống, sông để bảo đảm ngăn mặn không được xâm nhập vào đồng ruộng. Quá trình sản xuất, bà con nên sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày, đối với những vùng xâm nhập mặn sớm hơn. Ví dụ tại những nơi cách bờ biển khoảng 20 - 40 km thì bà con nên sử dụng những giống dưới 100 ngày, thậm chí 90 ngày.
Trước tình hình hiện tại, bà con nên thận trọng, theo dõi các chỉ số độ mặn trước khi quyết định đưa nước vào ruộng. Hiện nay, tại Kiên Giang và một số tỉnh ĐBSCL, hệ thống quan trắc, áp dụng công nghệ 4.0 trong việc quản lý và phân phối nước phục vụ sản xuất đã được ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư lắp đặt. Với canh tác lúa, hệ thống quan trắc giúp theo dõi và gửi dữ liệu về chỉ số pH, độ mặn lên hệ thống dữ liệu mỗi 15 phút. Bà con có thể theo dõi dữ liệu trên ứng dụng di động và website mọi lúc mọi nơi.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, việc áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh vào canh tác cũng sẽ góp phần giúp bà con ứng phó với tình hình khó khăn của vụ Đông Xuân 2019 - 2020 và đảm bảo năng xuất.
Theo đó, qui trình này vừa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới. Nhất là áp dụng qui trình bón phân thông minh, bằng cách chọn bón cân đối các nguyên tố đa, trung và vi lượng, bón đúng thời điểm giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình hạn bất lợi hiện nay.
Cụ thể:
Giai đoạn trước khi gieo sạ, bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha.
Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc lần 1, phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100-150kg/ha.
Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc lần 2, phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 120-150 kg/ha.
Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc lần 3, phân Đầu Trâu TE A2, lượng bón 80-100 kg/ha.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn