01:58 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết phòng trị bệnh cho vịt trời

Thứ bảy - 05/08/2017 11:02
Để chủ động kỹ thuật trong quá trình nuôi vịt, cần phải biết đến một số bệnh thường gặp và cách phòng trị để hạn chế rủi ro đáng tiếc.

 

Sở hữu một trong những trang trại lớn nhất nhì tỉnh Ninh Bình, hiện đang nuôi hàng vạn con vịt trời, ông Phan Văn Miền (xã Yên Mạc, huyện Yên Mô) cho biết, vịt trời là vật nuôi mới, có thể nói là dễ nuôi và ít dịch bệnh hơn vịt nhà, tuy nhiên người nuôi cũng cần phải có một lượng kiến thức nhất định thì mới có thể thành công, làm giàu được.

Theo ông Miền, bệnh phổ biến nhất đối với vịt trời là dịch tả hay phù. Đây là loại bệnh do Herpes virus gây ra, bệnh thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Triệu chứng dễ nhận biết đối với vịt con: lờ đờ, không muốn xuống nước, ăn kém hơn mọi ngày. Ở vịt lớn, những triệu chứng bị bệnh bao gồm: chân bị liệt, khi đo nhiệt kế nhiệt độ cao 43-44oC.

Nhưng biểu hiện chung là vịt ủ rũ, đứng 1 chân, đầu rút vào cánh, mí mắt sưng. Vịt khó thở, chảy nước mũi, đầu sưng to, ỉa chảy, phân loãng màu trắng xanh, cánh xệ xuống sau khi mắc bệnh từ 5-6 ngày. Vịt chết đột ngột trong tư thế còn khỏe, đặc biệt, vịt trống chết thì dương vật bị lòi ra ngoài.

Về bí quyết phòng ngừa và điều trị, ông Miền cho hay: Do mầm bệnh là virus, hiện nay chưa có thuốc điều trị hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp đàn vịt đang phát bệnh thì cần thực hiện một số biện pháp để hạn chế thiệt hại như giết bỏ ngay các vịt đang bệnh, chôn xác vịt cùng với vôi sống; đồng thời chuyển đàn vịt nuôi sang khu vực khác, tiến hành sát trùng, tẩy uế các vật dụng chăn nuôi và chuồng trại. “Ngay sau đó, người nuôi cần cho vịt uống kháng sinh, bổ sung các vitamin vào nước uống để ngăn ngừa phụ nhiễm vi trùng” – ông Miền tiết lộ.

Cách phòng trị hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt theo lịch tiêm chủng. Lần thứ 1: lúc 3 ngày tuổi, lần thứ 2: lúc 21 ngày tuổi (đối với vịt thịt). Lần thứ 3: lúc 9 ngày tuổi, lần thứ 4 lúc 5 tháng tuổi (đối với vịt để đẻ).

Ngoài ra, loài vịt trời còn thường mắc thêm bệnh tụ huyết trùng, bệnh do vi trùng pasteurella multocida gây ra, với nhiều type huyết thanh khác nhau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện ở vịt trên 15 ngày tuổi.

Để sớm nhận biết bệnh này, bà con cần thường xuyên theo dõi khi phát hiện vịt sốt cao, chảy nước mũi làm khó thở. Vịt chết đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm. Phổi, gan, ruột đều bị viêm và xuất huyết. Riêng biểu hiện bị mãn tính: Thường những vịt còn sống sót sau thời gian ở thể cấp tính. Ở thể này, có biểu hiện sau: chảy nước mũi, khó thở, vịt gầy ốm dần, sưng khớp làm vịt bị liệt, viêm màng não làm vịt bị ngoẹo cổ.

Ông Phan Văn Miền thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn vịt trong trang trại. Ông chia sẻ: “Chăn nuôi nói chung và vịt trời nói riêng mà lơ là thì khó thành công được mà còn có nguy cơ trắng tay chứ chả đùa”. Ông Miền cho biết, cách phòng trừ bệnh chính là cần cho vịt ăn uống đầy đủ, nhất là đầu mùa mưa và khi trời trở lạnh. Nhốt riêng vịt bệnh và đưa đàn vịt mạnh đi nơi khác; chôn sâu vịt bệnh chết, đồng thời, tiến hành tẩy uế chuồng và nơi chăn thả bằng vôi bột.

Khi xung quanh có dịch xảy ra hay vào lúc giao mùa, nên dùng Teramycine hay chloramphenicol và sulfamide (đều có bán ngoài các hiệu thuốc thú y) trộn vào thức ăn hay nước uống cho vịt.

Tuy nhiên để chữa bệnh hiểu quả có thể tiêm (nếu nặng) và cho uống các loại kháng sinh như tiêm: sử dụng Bio-Anfio 1m1/5kg thể trọng, hoặc Erysultrim 1m1/10 kg thể trọng; cho uống, ăn, sử dụng Genta-Ampicol 2g/lít hay 4g/kg thức ăn hoặc Cogenr 2g/lít hay 4g/1kg thức ăn. “Trong thời gian điều trị, phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất điện giải và các loại vitamin tổng hợp cho cả đàn” – ông Miền chia sẻ.

Vừa dẫn phóng viên đi thăm chuồng trại của gia đình, chỉ về những khu chuồng, ông Miền bảo: “Ngoài hai bệnh trên, còn một loại bệnh cũng khá nguy hiểm do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh này khá phổ biến, gây thiệt hại rất nặng cho vịt đàn, đặc biệt là vịt con. Vi trùng E.coli thường xâm nhập vào trứng xuyên qua vỏ trứng nhiễm vào phôi và xâm nhập từ đường lây qua các dụng cụ chăn nuôi, nguồn nước, nguồn thức ăn”.

Theo ông Miền, về triệu chứng có 3 thể nhiễm: Thể nhiễm trùng hô hấp – nhiễm trùng máu: E.coli xâm nhập qua đường miệng, vào hệ thống hô hấp, định vị trực tiếp tại túi khí, làm túi khí trở nên đầy và đục. Sau vài ngày vi trùng E.coli xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, từ máu E.coli đi đến nhiều nơi, gây tổn thương nhiều cơ quan khác làm viêm màng bao tim, màng bao quanh gan, khớp và thận, lá lách. Và thể viêm ruột: Thường làm vịt ỉa chảy với nhiều nước, xuất huyết phần trên ruột non.

Riêng thể viêm rốn: Thường thấy ở gà, vịt mới nở, E.coli nhiễm vào cuống rốn do người nuôi vệ sinh, sát trùng máy ấp không tốt. E.coli làm bụng sưng to, nếu vịt sống được hơn 4-5 ngày thì E.coli có thời gian để vào máu gây viêm màng ngoài tim, màng bao quanh gan, viêm túi, tỷ lệ chết rất cao.

Bệnh trên cần nhiều thời gian và kinh nghiệm trong chăn nuôi, khi nuôi bà con chú ý vệ sinh trứng cho thật tốt, kể cả máy ấp trứng, dụng cụ ấp và sát trùng dụng cụ nuôi, chuồng trại theo định kỳ. Đồng thời dùng kháng sinh với E.coli qua nước uống và trộn vào thức ăn cho vịt ăn uống ngay giai đoạn vịt mới nở. Chú ý chích ngừa vaccin E.coli cho vịt.

Cách điều trị hiệu quả là khi phát hiện bệnh cần tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh trong 4-5 ngày liên tục. Có thể dùng các loại khác sinh như Norfloxacin 200: 1cc/3-4 lít nước và Enro-kaneocol: 1g/lít nước hoặc 3g/kg thức ăn. Hay dùng Enro-trimecol pha với tỷ lệ 1g/1,5 lít nước hoặc 1,5g/kg thức ăn. “Trong trường hợp bệnh nặng quá, có thể dùng kháng sinh Bio-anflox 50:1m1/5kg thể trọng, chích trong 4-5 ngày liên tục là hết ngay” – ông Miền nhấn mạnh.

Theo Hồng Quân/langmoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 31136

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 294699

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73341670