02:36 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón phân NPK-S Lâm Thao: Nâng cao năng suất = và chất lượng dưa chuột

Thứ ba - 05/08/2014 20:27
Dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhiệt độ trung bình ngày đêm thích hợp cho dưa chuột là 22-24 độ C, tuy nhiên dưa chuột là cây chịu được nóng tốt nên ở Việt Nam có thể trồng được vào vụ hè.
Nông dân xã Kỳ Sơn (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) chăm bón dưa chuột.

Nông dân xã Kỳ Sơn (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) chăm bón dưa chuột.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

- Nhóm giống chín sớm: Thời gian từ mọc đến thu quả đầu sớm, dao động 30-35 ngày. Trong nhóm này có giống TN011, Tam Dương, PC4…

- Nhóm giống chín trung bình: Thời gian từ mọc tới thu quả đầu 35-40 ngày, ví dụ như giống: Phú Thich, Marinda, PC1...

- Nhóm giống chín muộn: Thời gian từ mọc tới thu quả đầu từ 40 - 45 ngày trở lên, đó là các giống: Vista, số 266.

Kỹ thuật gieo trồng

Thời vụ

- Vụ xuân gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 (có thể kéo dài đến hết tháng 3); vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12; vụ hè từ tháng 4 đến tháng 7. Năng suất cao nhất là vụ xuân, thấp nhất vụ hè.

- Đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng dưa chuột quanh năm, tuy nhiên vào các tháng quá lạnh như cuối tháng 12, tháng 1 thì năng suất dưa chuột quá thấp vì nhiệt độ thời gian này xuống thấp.

- Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.

Gieo cây con

Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 60 hốc/khay. Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng hoai mục. Hạt ngâm trong nước ấm 35-40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Lượng hạt dưa gieo cho 1ha là 0,7-1,0kg/ha (30g/sào Bắc Bộ).

Làm đất, trồng cây

Dưa chuột có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6-7. Đất chưa trồng các cây họ bầu bí để tránh lây nhiễm sâu, bệnh. Dưa chuột kém chịu trong môi trường đất chua mạnh.

Khoảng cách gieo trồng thích hợp: Hàng cách hàng 50-60cm, cây cách 30-40cm, tương ứng với mật độ 27.000-43.000 hốc/ha (1.000-1.500 hốc/sào Bắc Bộ). Chú ý nếu gieo trồng ở vụ xuân hè hoặc vụ hè thì mật độ thưa, còn ở vụ đông thì mật độ dày hơn.

Làm đất kỹ, nếu gieo trồng vào xuân hè hoặc vụ hè có mưa nhiều thì phải lên luống cao 30cm, vào vụ đông thì lên luống 20cm. Mặt luống rộng 90-100cm. Đào hốc hoặc đánh rạch theo hàng dọc theo luống, hàng cách mép luống 20cm.

Cho phân bón lót vào hốc, trộn đều với đất. Vì gieo thẳng hạt nên sau khi bón phân lót phải rắc lớp đất bột mịn lên trên, sau đó rắc hạt, mỗi hốc 3 hạt. Sau này khi cây đã mọc 2-3 lá thật phải tỉa bớt cây con, chỉ để lại 1-2 cây/hốc. Đối với giống lai F1 thì chỉ để lại 1 cây/hốc. Sau gieo phủ rạ lên trên hốc, tưới đẫm nước. Sau đó hàng ngày tưới nước duy trì ẩm cho đến bén rễ hồi xanh.

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dưa chuột

Bón lót: 15-20 tấn phân chuồng hoai mục/ha (500-700kg/sào) + 500- 600kg /ha NPK-S 5.10.3.8 (từ 18-22kg/sào Bắc Bộ).

Bón thúc: Chia làm 3 lần

Thúc lần 1 khi cây có 2-3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14, 300-350kg/ha (11-13kg/sào); bón thúc lần 2: Khi cây cao 20cm, đã có tua cuốn. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14, 250-300 kg/ha (11-13 kg/sào), thúc phân xong thì cắm giàn; bón thúc lần 3 khi cây ra hoa và có quả rộ: Dùng NPK-S loại 12.5.10-14, khoảng 200-250kg/ha (7-9kg/sào). Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.

Thu hoạch và để giống

Để ăn tươi phải thu hoạch sớm khi các u vấu ở quả còn nổi rõ, tức là sau khi hoa cái tàn 7-10 ngày. Muốn để giống chọn quả ở gốc, đều, thẳng. Thu khi quả thật già, vỏ vàng nhiều rạn chân chim. Để thêm 7-10 ngày nữa cho hạt chín sinh lý, sau đó bổ ra lấy hạt, đãi, hong khô.

Bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo khuyến cáo để đạt năng suất và chất lượng dưa chuột cao.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dưa chuột

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 654

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 653


Hôm nayHôm nay : 33402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1424424

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74471395