04:29 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón phân hữu cơ tự sản xuất cho dưa leo

Thứ ba - 29/10/2013 20:25
Theo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua Hội đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh triển khai mô hình "Ứng dụng phân hữu cơ tự sản xuất tại nông hộ (có chủng nấm trichoderma) trên dưa leo".
Theo mô hình này, các hộ gia đình có thể thu gom các phế phẩm rác và các phế phẩm nông nghiệp như cỏ, rơm, lác cây khô, trấu, thân cây ớt, lá chuối, lá dừa, phân bò... để ủ làm phân. Với nguồn nguyên liệu đa dạng khi thực hiện người dân sẽ không lo thiếu phân bón cho cây trồng. 

Các cán bộ Hội Nông dân (ND) đã đến từng hộ hướng dẫn họ cách ủ phân. Theo đó các loại nguyên liệu này sẽ được trộn lẫn với một lượng nấm có chủng loại trichoderma. Mỗi hố ủ có trữ lượng khoảng từ 1,5 - 3 tấn phân hữu cơ. Trong thời gian ủ phân hàng tuần, các cán bộ đều xuống theo dõi, kiểm tra, đồng thời hỗ trợ các hộ nông dân thực hiện đo ẩm độ và nhiệt độ. Sau 3 tháng ủ, có thể mang phân ra sử dụng được. 

Chị Sơn Thị Kim Lan chăm sóc vườn dưa leo sử dụng phân hữu cơ tự ủ.
Chị Sơn Thị Kim Lan chăm sóc vườn dưa leo sử dụng phân hữu cơ tự ủ.

Đặc biệt cùng với việc hướng dẫn kỹ thuật ủ phân, Hội còn đầu tư hỗ trợ giống dưa leo, vật tư, kỹ thuật cho 15 hộ gia đình hội viên nông dân tại xã Đại Tân, huyện Mỹ Xuyên để họ dùng chính nguồn phân hữu cơ đó để bón trên cây dưa leo. 

Đến nay, sau hơn 2 tháng thực hiện các vườn dưa leo bón phân hữu cơ đang cho kết quả tốt. Chị Sơn Thị Kim Lan (người dân tộc Khmer, ngụ tại xã Đại Tân) cho biết cách đây khoảng 3 tháng, nhà chị được Hội Nông dân tỉnh chọn để thực hiện mô hình trên vườn dưa leo diện tích 1.000m2. 

Vườn dưa leo được trồng và sử dụng chính phân hữu cơ do nhà tự ủ và phát triển rất tốt, sau 36 ngày trồng thì cho thu hoạch. Hiện nay vườn dưa leo nhà chị cho thu hoạch mỗi ngày từ 100 - 150kg, bán giá 4.000 đồng/kg. Gia đình chị đang xây dựng thêm một hố ủ phân với trữ lượng khoảng 1,5 tấn để bón cho vụ sau. 

Ông Châu Kiên - Chủ tịch Hội ND xã Đại Tân cho biết, trong 15 hộ dân của xã được chọn để thực hiện mô hình, đa phần các hộ đều thực hiện tốt, các vườn dưa cho năng suất cao. Còn bà Trần Thị Quýt - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng cho biết, mô hình mang lại kết quả khả quan cho người dân, năng suất vườn dưa leo đạt từ 2,4 - 3 tấn/1.000m2. Chất lượng dưa leo tốt, được thị trường ưa chuộng, thu lợi nhuận từ 3 triệu - gần 9 triệu/1.000m2.
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 36986

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802549

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71029864