09:46 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các phương pháp trị bệnh cho thủy sản nuôi

Thứ tư - 10/09/2014 20:56
Khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều hay quá lạnh, kết hợp với quản lý chất lượng nước nuôi không tốt sẽ làm môi trường sống của thủy sản nuôi thay đổi đột ngột, vật nuôi dễ nhiễm bệnh. Để giảm thiệt hại, người nuôi đã áp dụng một số phương pháp trị bệnh cho thủy sản nuôi bằng thuốc và hóa chất.

Cho thuốc trực tiếp xuống ao

Là phương pháp ngâm thủy sản nuôi trong dung dịch thuốc với nồng độ thấp trong thời gian dài. Sau khi hòa tan thuốc, hóa chất, pha loãng đến mức độ thích hợp mới tạt đều vào toàn bộ diện tích nuôi (thường áp dụng cho các ao có diện tích lớn).

Phương pháp này có hiệu quả nhất để trị các bệnh ngoài da cơ thể thủy sản nuôi, khi sử dụng phương pháp này phải tính chính xác khối lượng nước trong ao, bể mới có tác dụng. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi, đồng thời cũng phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.

Ưu điểm: Đạt kết quả cao, tỷ lệ sống cao hơn phương pháp tắm, không đòi hỏi nhiều nhân công.

Nhược điểm: Tốn kém do lượng thuốc sử dụng nhiều và cần lưu ý liều lượng sử dụng vì có một số thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong hệ thống nuôi, dẫn đến việc gây biến động các yếu tố môi trường nước dễ gây sốc cho cá, tôm.

Té thuốc xuống ao trị bệnh cho thủy sản nuôi - Ảnh: Huy Hùng

Tắm

Là phương pháp ngâm thuốc trong thời gian ngắn, phương pháp này thường áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ, hay có thể đem thủy sản vào dụng cụ chứa có thể tích nhỏ, tiến hành ngâm thuốc trong thời gian ngắn để sát khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài thân thể cá.

Ưu điểm lớn nhất là lượng thuốc dùng ít do làm trong thể tích nhỏ, nên pha được nồng độ thuốc chính xác, không ảnh hưởng lớn đến các yếu tố môi trường nước trong ao bể nuôi.

Nhưng khi sử dụng phải chú ý nồng độ thuốc, thời gian, nhiệt độ nước. Trong quá trình tắm nên theo dõi hoạt động của thủy sản để có hướng xử lý kịp thời vì thuốc dùng tắm cho thủy sản với nồng độ tương đối cao.

Cho ăn

Là phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cho thủy sản ăn để trị các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc khi trộn Vitamin C, khoáng chất vào thức ăn cho ăn để bổ sung dinh dưỡng cho thủy sản nuôi.

Ưu điểm: Lượng thuốc sử dụng ít, ít nhiễm bẩn ao.

Nhược điểm: Phương pháp này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh  vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trị thường không cao.

Khi sử dụng phương pháp này cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nước nuôi đồng thời tạo mùi kích thích cá bắt mồi. Nếu có sử dụng thức ăn nấu thì phải để thức ăn nguội mới trộn thuốc, vitamin.

Treo

Là phương pháp cục bộ, đem thuốc bỏ trong bao vải tự chế hoặc bao lọc trà treo ở nơi cho ăn hoặc nơi lấy nước vào, hình thành một khu vực dung dịch thuốc, khi thủy sản nuôi tiến vào khu vực đó thì thân thể chúng sẽ có cơ hội được khử trùng, cách làm này có hiệu quả phòng bệnh nhất định. Nồng độ thuốc của phương pháp này không quá lớn, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều, bởi vì lượng và loại thuốc này dùng để dự phòng, thông thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

Tiêm

Áp dụng đối với các loại thủy sản có kích thước lớn, có giá trị cao, quý hiếm, có thể tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thịt để tiến hành trị liệu, cách làm này có hiệu quả khá tốt đối với các bệnh bên trong cơ thể thủy sản nuôi.

Bôi

Sử dụng một số thuốc thường dùng cho người, bôi trực tiếp vào phần bị bệnh trên cơ thể thủy sản, loại tình huống này nên xử lý riêng lẻ từng con.

Lưu ý:

Hiện nay thuốc, hóa chất dùng phòng trị bệnh cho thủy sản vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng cách, nhằm đạt kết quả tốt nhất và chỉ dùng thuốc trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ NN&PTNT.

Phương Dung 
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202


Hôm nayHôm nay : 37982

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 902006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72584715