23:40 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây đậu tương hiệu quả với phân bón Văn Điển

Thứ hai - 03/11/2014 21:47
Từ nhiều năm nay sản xuất đậu tương vụ đông của Hà Nội đều cho năng suất khá và đạt hiệu quả kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân làm nên thành công đó là do nông dân Hà Nội đã sử dụng có hiệu quả phân lân Văn Điển và nay là phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây đậu tương.

Đánh giá vai trò của phân Văn Điển đối với cây đậu tương vụ đông, bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt Sở NNPTNN Hà Nội nói: “Cây đậu tương là cây “biến lân thành đạm” do vi khuẩn ở nốt sần trên rễ có khả năng cố định đạm mà thức ăn chính của chúng là lân nên dinh dưỡng lân trong phân Văn Điển là rất cần thiết. Đất 2 vụ lúa trồng đậu tương chủ yếu là đất chua, lân Văn Điển có vôi (canxi) có tác dụng khử chua nên bón phân Văn Điển đậu tương không bị bó rễ. Ngoài ra phân Văn Điển còn có các tác dụng là giúp cây đậu tương sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu, hạn chế sâu bệnh và còn có tác dụng cải tạo đất”.

Đồng tình với ý kiến bà Thoa, bà Nguyễn Thị Kim Thuý - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cũng đánh giá cao về phân bón Văn Điển: “Từ những vụ đầu trồng đậu tương vụ đông đến nay hầu hết diện tích trồng đậu tương đều được bón phân Văn Điển. Bón phân lân Văn Điển cây đậu tương mọc chậm nhưng tốt bền, tăng khả năng chịu úng, chịu rét, chống đổ. Cây phân cành nhiều, quả sai, hạt mẩy, bộ lá bền đến khi thu hoạch. Vài năm trở lại đây bà con nông dân đã chuyển sang thay thế lân Văn Điển bằng phân NPK Văn Điển đã giảm được số lần bón, phân NPK Văn Điển có đầy đủ các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali, và các chất trung và vi lượng cân đối đáp ứng yêu cầu của cây đậu tương nên thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn”.

 

Dẫn chứng từ thực tế để minh chứng cho những nhận xét trên, ông Đào Tiến Bình - Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức cho hay: “Vụ đông năm 2014 HTX trồng 220ha đậu tương. HTX lấy gần 100 tấn phân lân Văn Điển. Riêng đầu tư cho đậu tương 1 sào: Phân lân 15kg + 3kg đạm urê + 3 – 4kg kali. Qua nhiều vụ bón phân lân Văn Điển thấy cây đậu tương cây khoẻ, chắc, lá xanh dày, khắc phục được bệnh bó rễ, quả sai và tỷ lệ quả chắc cao. Sau khi thu hoạch đậu tương vụ xuân cấy lúa, lúa tốt và giảm được từ 1 – 2 kg phân đạm. HTX đề nghị công ty thời gian tới mở lớp tập huấn để nông dân chuyển sang sử dụng phân NPK Văn Điển bón cho cây đậu tương sẽ có hiệu quả cao hơn”.

Đậu tương là cây họ đậu nên dinh dưỡng lân là rất cần thiết. Mỗi sào cần bón 20kg lân Văn Điển, vãi đều trên mặt ruộng sau đó gieo hạt. Tốt nhất là thay thế lân bằng bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên dùng cho đậu, lạc (loại trộn 3 hạt). Phân có đầy đủ các chất đạm, lân, kali và các chất trung và vi lượng với tổng hàm lượng dinh dưỡng cao trên 64% gồm: N: 4%, P2O5: 12%, K20: 7%, S: 2%, MgO: 8%, Cao: 16%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Zn, Cu, Mn, Fe, B,…

Đối với đậu tương trên đất màu: Làm đất, đánh rạch sâu, rải phân chuồng và 25 – 30kg phân NPK Văn Điển 4.12.7 xuống dãnh, vùi đất lấp kín phân sau đó tra hạt đậu lên trên. Trường hợp diện tích lớn có thể dải vôi + phân chuồng + 25 – 30kg phân NPK 4.12.7 rồi cày bừa trộn đều phân trước một tuần sau đó tra đậu. Đối với đậu tượng trên đất 2 lúa: Sau khi gieo hạt xong dùng 15 -20kg phân NPK Văn Điển 4.12.7, trộn đều với 1 – 2 thúng đất bột, rải đều trên mặt ruộng rồi lồng giập rạ.

Ứng Hoà là huyện đồng chiêm trũng năm xưa nay nhiều diện tích đã chuyển sang 3 vụ/năm nên càng gắn bó mật thiết với phân bón Văn Điển. Ông Tạ Quang Hảo - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Ứng Hoà rất tâm đắc với phân bón Văn Điển: “Phân bón Văn Điển góp phần quan trọng cho sự thành công của cây đậu tương đông. Vụ đông cây đậu tương khi cây con dễ gặp mưa lớn gây ngập úng, lân Văn Điển giúp cho cây cứng cáp chóng hồi phục. Chủ động bón lót phân lân Văn Điển cây không bị bó rễ vì nếu không có lân Văn Điển thì gieo đậu tương trên đất 2 lúa có độ chua nhiều cây sẽ bị bó rễ do ngộ độc. Phân NPK Văn Điển có nhiều tính ưu việt hơn vì ngoài lân còn có các chất đạm, kali, và các chất trung lượng và vi lượng nên vừa hạn chế được bệnh, khử được chua, tăng sức chống chụi nên đậu tương có năng suất cao hơn”.

 Đậu tương là cây họ đậu nên dinh dưỡng lân là rất cần thiết. Mỗi sào cần bón 20kg lân Văn Điển, vãi đều trên mặt ruộng sau đó gieo hạt. Tốt nhất là thay thế lân bằng bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên dùng cho đậu, lạc (loại trộn 3 hạt).
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 316776

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60638733