18:20 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đừng để rét đậm, rét hại khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”!

Thứ hai - 12/01/2015 03:35
Trong điều kiện rét đậm rét hại, chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng phòng chống đói rét cho gia súc.

Với người nông dân từ bao đời nay, con trâu luôn được xem “là đầu cơ nghiệp”. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe của con vật nuôi nhiều giá trị này luôn được bà con ưu tiên hàng đầu. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại, nhiệt độ giảm sâu, nhiều nơi ở miền núi cao đã xuất hiện băng giá thì việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, trong đó có trâu bò - "đầu cơ nghiệp" của người nông dân là điều hết sức cấp bách.            

Có thể nói mấy năm gần đây, nhờ chủ động hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh rét cho vật nuôi và cây trồng nên số lượng trâu bò bị chết đói, chết rét trong những tháng mùa đông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, bởi đã sản xuất nông nghiệp thì dù ít, dù nhiều cũng không thể không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Thêm vào đó là việc tổ chức sản xuất thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu không phải ai cũng làm được, nếu không có sự hướng dẫn, hỗ trợ của các ngành chức năng.

 

Tranh thủ những ngày nắng ấm trước đó, người dân Lào Cai sơ tán trâu bò đi tránh rét

 

Ở miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh miền núi cao như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La… vào vụ đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, cùng với sương muối (thậm chí có tuyết) làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt, lạnh giá kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi cây trồng, nhiều nơi cỏ cây bị chết, nguồn thức ăn tự nhiên không còn. Đói và rét là hai nguyên nhân chính dẫn đến trâu bò thả rông bị ốm, chết nhiều nhất. Ngay cả trâu bò nuôi trong chuồng, nếu không có biện pháp che chắn, sưởi ấm cẩn thận, không chuẩn bị đủ lượng thức ăn cần thiết thì cũng sẽ bị gầy yếu, không đủ sức đề kháng và có thể chết rét. Với người nông dân, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với giá từ 20 đến 30 triệu đồng một con trâu, bò trưởng thành, nếu như để vài ba con trâu, bò bị chết rét, một gia đình nông dân sẽ dễ dàng lâm vào cảnh đói nghèo chỉ sau một mùa Đông.

Những thiệt hại và ảnh hưởng do tình trạng trâu bò chết rét đối với đời sống và sản xuất của nông dân, nhất là đồng bào miền núi là vô cùng to lớn. Thế nhưng, không phải ai cũng ý thức hết được điều này. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại như hiện nay, cần tăng cường tuyên truyền phổ biến cho người dân biện pháp phòng chống đói rét cho gia súc. Các cấp chính quyền, ngành chức năng cần quan tâm thực hiện việc nay ngay từ đầu vụ với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng đói rét cho trâu bò, gia súc phải được chuẩn bị từ xa. Đó là chủ động chăm sóc sức khỏe cho trâu bò thông qua việc vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh định kỳ. Chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lạnh, đảm bảo đủ thức ăn trong vụ đông xuân. Không thả rông gia súc hoặc chăn thả gia súc khi trời mưa, gió lạnh; có biện pháp che  chắn chuồng trại, tránh gió lùa, khi nhiệt độ xuống quá thấp, hạn chế không cho trâu bò gầy yếu cày bừa, giữ gia súc trong chuồng, đốt lửa sưởi ấm đúng cách, cung cấp đủ cỏ và các loại thức ăn bổ sung cho trâu bò ăn để tăng cường sức chống chọi với giá rét.

Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu chính quyền và ngành chức năng quan tâm hướng dẫn, sâu sát đôn đốc, kiểm tra, kết hợp phổ biến những cách làm tốt thì ở đó, việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc sẽ đạt hiệu quả cao. Những mô hình trồng cỏ voi, gieo ngô xen trong đá làm thức ăn cho trâu bò trong mùa Đông của đồng bào vùng cao các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), hay đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Hà Giang; Cách làm nhà trữ rơm khô để trâu bò có đủ thức ăn trong mùa đông như đồng bào H’re ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Việc đưa trâu xuống vùng thấp tránh rét, hay làm nhà trình tường  che chắn gió mưa cho đàn trâu của đồng bào Mông, Dao ở các huyện vùng cao như Sa Pa, Bát Xát của tỉnh Lào Cai .... là những mô hình phòng chống đói rét cho trâu bò hiệu quả cần được nhân rộng để mọi người cùng làm.

Đồng bào miền núi vùng cao vốn không quen với những lời hoa mỹ, nhưng chỉ cần những gì dễ nghe, dễ hiểu và dễ làm theo mà giữ được con trâu, con bò không chết rét trong điều kiện thời tiết bất lợi, thì bà con luôn sẵn sàng làm theo, để không mất đi những "đầu cơ nghiệp" quý giá!./.

Vân Thiêng/VOV-Trung tâm Tin
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 304748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60626705