01:51 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp nâng cao chất lượng thức ăn thủy sản

Thứ bảy - 22/07/2017 04:34
(Thủy sản Việt Nam) - Chế độ dinh dưỡng tốt là nền tảng cho sự thành công và bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng thức ăn, cần có những hiểu biết từ nhu cầu dinh dưỡng, lựa chọn nguyên liệu tốt nhất cho đến quy trình sản xuất thức ăn tối ưu…
Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ở Stokmarknes, Na Uy       Ảnh: SlandsviSolveig O. Landsvik

Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ở Stokmarknes, Na Uy Ảnh: SlandsviSolveig O. Landsvik

Xác định nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản

Nhu cầu dinh dưỡng là hàm lượng tối thiểu của các chất dinh dưỡng mà sinh vật cần để duy trì sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản không cố định mà tùy thuộc vào loài, giai đoạn phát triển, hình thức nuôi, thời gian nuôi, cụ thể:

Protein: Hàm lượng protein trong thức ăn thủy sản trong khoảng 18 - 20% đối với tôm biển, 28 - 32% cho cá da trơn, 22 - 30% đối với cá rô phi và cá hồi vân là 38 - 40%.

Lipid: Lipid bổ sung vào thức ăn có thể chia sẻ nhu cầu protein. Mức đề nghị lipid trong thức ăn lên đến 10%.

Khoáng: Chất khoáng là thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, của cơ thể. Nhu cầu khoáng khác nhau đối với từng đối tượng thủy sản, cụ thể: Nhu cầu Fe trong các loài cá khoảng 30 - 150 mg/kg thức ăn, Cu khoảng 3 - 5 mg/kg thức ăn, Zn dao động trong khoảng 15 - 30 mg/kg thức ăn và nhu cầu Mn 12 - 20 mg/kg thức ăn. Riêng cá da trơn, nhu cầu Mn khá thấp, chỉ 2,4 mg/kg thức ăn…

Vitamin: Trong thức ăn, vitamin chiếm một lượng rất nhỏ chỉ 1 - 2%, vì nguồn vitamin được cung cấp đáng kể từ thức ăn tự nhiên.

Chất bột đường (carbonhydrate): arbonhydrate bao gồm đường và tinh bột là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn cho cá. Khoảng 20% tinh bột có thể phối chế trong khẩu phần thức ăn cho cá.

Lựa chọn nguyên liệu phù hợp

Dựa vào nhu cầu các chất dinh dưỡng để lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn phù hợp. Chất lượng nguyên liệu được xem là vấn đề quyết định trong thức ăn thủy sản. Nguyên liệu phải đáp ứng đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành.

Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho động vật thủy sản. Bột cá có hàm lượng protein cao (hơn 60%) sẽ có màu nâu vàng đến vàng nhạt, vị mặn và mùi thơm lâu. Ngoài ra, còn có một số nguyên liệu khác như bột đầu tôm, bột thịt xương, bột huyết... Hiện, bột cá có giá thành khá cao, nguồn nguyên liệu này lại ngày càng khan hiếm. Vì vậy, biện pháp được đưa ra ở đây là nên phối chế thức ăn từ protein bằng bột động vật khác hoặc bột thực vật (bột đậu nành, bột hạt dầu cải, bột hạt bông vải…). Mức độ thay thế không nên quá 50%. Tuy nhiên, sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: Độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin, dẫn đến sinh trưởng và chất lượng đối tượng nuôi kém. Để khắc phục vấn đề trên, cần phải xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn, ngoài ra, bổ sung thêm acid amin tổng hợp, các acid béo thiết yếu, premix khoáng, vitamin.

Một nhóm nguyên liệu nữa được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: Tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn… Những chất này được gọi chung là chất phụ gia bao gồm: Chất kết dính, chất chống ôxy hóa, chất tạo mùi, chất dẫn dụ… Tùy từng đối tượng thủy sản mà lựa chọn hàm lượng phù hợp, tránh làm mất đi tác dụng vốn có ban đầu của chúng.

Thiết lập khẩu phần tối ưu và chế biến thức ăn

Chuẩn bị xong nguyên liệu đảm đảo nhu cầu dinh dưỡng, giai đoạn thiết lập khẩu phần là hoàn toàn quan trọng. Có một chuyên gia phụ trách việc phối chế công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, tăng thời gian bảo quản và hiệu quả sử dụng thức ăn là thực sự cần thiết. Tổng hợp tất cả những hiểu biết về dinh dưỡng như đã nêu ở trên sao cho có được khẩu phần thích hợp, cân đối, phải đủ thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của cơ thể, vừa có giá thành thấp mà hiệu quả lại cao, nguồn nguyên liệu sẵn có địa phương, có như vậy mới mang lại lợi nhuận cho người nuôi.

Sử dụng phần mềm tính toán khẩu phần (tính được công thức tối ưu về giá cả vốn rất khó giải quyết bằng phương pháp tính đơn giản) chuyên biệt thường được sử dụng như: Feedlive, UFFDA, Feedmania…

Hiện, phương pháp ép đùn được sử dụng rộng rãi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, đối với phương pháp này nhiệt độ ép rất cao, khoảng 1200C trong thời gian ngắn (khoảng 20 giây) nên cần lưu ý về sự hư hao một số các vitamin hoặc dưỡng chất khác sau quá trình ép đùn để trước đó có những điều chỉnh phù hợp.

Trần Tiến
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 30733

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 294296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73341267