04:44 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm ô nhiễm môi trường tôm nuôi, cách nào?

Thứ năm - 21/11/2013 02:15
Nuôi tôm nước lợ đã và đang đạt hiệu quả cao về kinh tế, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, việc diện tích nuôi tăng mạnh như hiện nay đã và đang có những tác động xấu tới môi trường. Làm thế nào để giảm nhiệt tìng trạng này, đã có nhiều “kế” hay được hiến.

Ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên - Huế: Nên hạn chế nuôi tôm công nghiệp

Việc phát triển nhanh, không theo quy hoạch đã khiến rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang chuyển đổi sang đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng ven biển. Tại Việt Nam, chất thải từ nuôi tôm là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tùy tiện, đa số được thải trực tiếp ra ngoài. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn, tập trung và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven bờ, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Theo đó, Nhà nước cần nâng cao công tác quản lý và quy hoạch, theo dõi sát hoạt động sản xuất của người dân, quản lý tốt con giống, thức ăn, thuốc. Cùng đó, nên hạn chế nuôi tôm công nghiệp mà chuyển dần sang nuôi theo hình thức bán thâm canh.

 

Chất thải từ nuôi tôm trở thành nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Nam Anh

TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản: Nên nuôi xen các đối tượng khác

Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh phát sinh trên diện rộng ở tôm nuôi. Đặc biệt trong nuôi tôm mật độ cao, bởi khi đó chi phí về thức ăn, thuốc, hóa chất sẽ tăng mạnh, nếu không quản lý và điều tiết hợp lý, thức ăn và thuốc dư thừa sẽ tồn đọng trong đất và nước; đồng thời, mầm bệnh luôn thường trực trong môi trường ao nuôi, gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát, ảnh hưởng tới quá trình cải tạo cho vụ nuôi mới... Giải pháp cho vấn đề này, người nuôi cần áp dụng và tuân thủ đúng quy trình và lịch mùa vụ, không nuôi tôm vụ nghịch; nuôi tôm theo hình thức sinh thái, nuôi xen canh đối tượng khác nhằm hạn chế dịch bệnh.

 

Ông Trương Hoàng Minh, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ: Kiểm soát chặt các yếu tố đầu vào

Trong quá trình nuôi tôm, thức ăn dư thừa đã sản sinh ra những chất hữu cơ tồn tại trong môi trường ao nuôi, tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, kéo theo đó là dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng nếu không xử lý kịp thời. Do vậy, để tạo hiệu quả sản xuất lâu dài, bền vững thì cần đảm bảo môi trường nuôi được tốt, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tôm nuôi. Theo đó, cần có những giải pháp đồng bộ về vi mô và vĩ mô, quản lý và kiểm soát chặt tất cả các yếu tố đầu vào, cùng đó nâng cao nhận thức của người dân, vấn đề ô nhiễm trong quá trình nuôi tôm cần được đặt lên hàng đầu.

 

Ông Lê Đình Thanh Nhã, Giám đốc Kinh doanh và Đào tạo, Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long: Cần hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất

Hiện nhiều người dân sử dụng hóa chất để xử lý nước trước lúc thả giống và sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm đã làm môi trường nước bị mất cân bằng sinh thái. Sự tồn lưu hóa chất còn làm cho chất đất bị thoái hóa, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh vật có lợi và làm tăng chi phí sản xuất. Cùng đó, việc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm làm cho các yếu tố gây bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, hiện tượng kháng thuốc và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo đó, quản lý và đưa ra thời vụ nuôi thích hợp, những khu vực nuôi dịch bệnh quá cao và diễn ra thường xuyên thì phải ngừng nuôi tôm; Tìm kiếm và thay thế những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế phù hợp với từng khu vực (như cá mú, cá chẽm, rô phi đơn tính, tôm càng xanh...). Thậm chí phải bỏ đầm nuôi hoàn toàn một thời gian dài (3 - 5 năm) để cân bằng lại hệ sinh thái trong môi trường.

 Anh Nguyễn Văn Hôn, xã Bình Thới, huyện Bình Đại, Bến Tre: Nên dùng vi sinh thân thiện môi trường

Người nuôi nên chú trọng khâu chăm sóc, theo dõi, quản lý chặt tất cả các khâu trong quá trình nuôi; chọn con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng thuốc, thức ăn cũng phải được đảm bảo. Tránh tình trạng thừa thức ăn hàm lượng đạm cao, sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua, còng trong cao nuôi. Không nên sử dụng kháng sinh hóa chất (vì một vài hóa chất được sử dụng trong ao nuôi tôm khi thải ra môi trường có thể gây độc, nguy hiểm, làm biến đổi gen, hoặc những tác động tiêu cực khác đối với sinh vật thủy sản). Nên dùng vi sinh thân thiện môi trường mà hiệu quả nuôi trồng cũng tăng cao, hạn chế dịch bệnh và những ảnh hưởng xấu từ nuôi tôm tới môi trường xung quanh và sức khỏe con người.

Nguyên Chi 
Nguồn:thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276


Hôm nayHôm nay : 37811

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803374

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71030689