11:23 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giữ “tuổi thọ” cho đất

Thứ sáu - 04/10/2013 05:56
Nhờ luân canh cây trồng cạn kín mít mùa vụ cho hiệu quả kinh tế cao, nông dân xã Cát Hải (Phù Cát, Bình Định) có mức thu nhập khủng: 400-500 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do đất bị “vắt kiệt” nên nhanh thoái hóa. Để giữ cho đất luôn được màu mỡ, họ đã tìm ra cách “bồi bổ” để đất đẻ ra tiền.

Vắt đất ra vàng

Nhớ cách đây chừng 15 năm, muốn về Cát Hải, từ trung tâm huyện Phù Cát chúng tôi đã phải vượt 20 km đường liên xã, rong ruổi qua Cát Trinh, Cát Tường, Cát Tiến rồi ngoẹo qua con đường đất dài chỉ 10km nhưng “cõng” đến 2 con đèo: Đèo Vĩnh Hội và đèo Tân Thanh. Mà con đường có bằng phẳng gì cho cam, những nơi không phải là “ổ voi” thì ở đó ken đầy đá cục, đá tảng.

Về đến trung tâm xã Cát Hải, chiếc xe máy như muốn “bánh đi đằng bánh, khung đi đằng khung”. Bên kia sự xa xôi, gập ghềnh ấy là một Cát Hải cằn cỗi với những vùng dân cư thưa thớt.

Ngày ấy, cuộc sống của hơn 6.000 nhân khẩu, trong đó có trên 2.000 lao động chủ yếu “tựa” vào gần 400 ha diện tích canh tác, mà toàn đất độc canh cây lúa, năng suất bấp bênh.

 

Đất trồng cây màu không đáng kể và không có nước tưới nên có trồng hiệu quả cũng không cao. Hồi ấy, về thăm Cát Hải, chúng tôi chỉ được thưởng thức những món “đặc sản” gió và cát!

Con đường Quy Nhơn - Tam Quan chạy ven biển hình thành cùng lúc với hệ thống điện lưới quốc gia đã khai thông bế tắc, và Cát Hải bứt phá. Tiếp đến, những công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Đá Bàn, đập dâng Thanh Hà, tràn xả lũ hồ Tân Thắng được xây dựng đã làm vơi đi cơn khát của vùng cát triền miên đói nước này. Có nước về, SXNN ở Cát Hải nhanh chóng phá vỡ thế độc canh cây lúa.

Ông Đặng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Cát Hải phấn khởi: “Ngay từ khi có nước tưới, xã tập trung chuyển những diện tích 1 vụ lúa/năm sang cây màu, chủ yếu là hành và đậu phụng. Không ngờ các loại cây này lại thích hợp với cát nên phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Trong nhiều năm qua, cây hành và đậu phộng là cây làm giàu cho người dân ở đây”.

Ông Hà cho biết thêm: Cát Hải có 185 ha đất trồng lúa. Trên diện tích này nông dân làm xong vụ lúa ĐX tiếp đến làm ngay vụ đậu phộng hè và trồng hành vụ thu. Còn với 200 ha đất màu, bà con làm vụ hành ĐX xong trỉa đậu phộng vụ hè rồi làm tiếp cây hành vụ thu.

“Hiện nay, nhờ có điều kiện thâm canh, năng suất lúa ở Cát Hải đã đạt bình quân 57 tạ/ha, năng suất đậu phộng đạt bình quân 30 tạ/ha và cây hành đạt từ 75 - 80 tạ/ha. Hiện nay giá đậu phộng 14.000 đ/kg, giá hành củ lá (bán ăn tươi) 15.000 đ/kg và giá hành củ (khô) dao động từ 30.000 - 42.000 đ/kg.

Trên những diện tích đất lúa quay vòng 3 vụ lúa ĐX - đậu hè và hành thu nông dân thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Nếu là đất màu làm xen canh 3 vụ hành - đậu - hành sẽ cho thu nhập đến 500 triệu đồng/ha/năm”, ông Hà phấn khởi cho biết thêm.

Bồi bổ cho đất

Luân canh quay vòng 3 vụ/năm kiếm nhiều tiền thật đấy, nhưng nông dân Cát Hải biết chắc là đất sẽ ngày càng bị “kiệt”.

Do đó, trong vụ thu 2013, khi thực hiện SX cây đậu phụng trên cánh đồng mẫu lớn, nông dân Cát Hải đã được ngành chức năng huyện Phù Cát hướng dẫn áp dụng phương pháp canh tác mới, không lạm dụng thuốc BVTV và phân hóa học; đồng thời sử dụng sản phẩm phân sinh học và phân hữu cơ để tái tạo “sức sống” cho đất.

Ông Phan Sỹ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát cho biết: “Trong vụ SX này, chúng tôi hướng dẫn cho bà con phương pháp bón phân đơn (đạm, kali, lân) hoặc bón phân hỗn hợp NPK kết hợp với phân sinh học WEHG và phân hữu cơ làm bằng mùn dừa. Đây là cách bón phân theo hướng SXNN bền vững.

 Phân sinh học WEHG và phân hữu cơ mùn dừa Thanh Thanh đã nâng cao dinh dưỡng cần thiết cho cây đậu, độ phì của đất ngày càng tăng, giảm đáng kể thuốc BVTV bào vệ môi trường. Đặc biệt, khi sử dụng phân sinh học WEHG và phân hữu cơ mùn dừa Thanh Thanh, cây đậu vụ thu này ở Cát Hải đã hạn chế được bệnh chết ẻo xanh”.

Nông dân Võ Kế Mười ở thôn Tân Thanh làm 10 sào (500 m2/sào) đậu phộng phấn khởi: “Tui làm cây đậu phộng đã hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ đạt hiệu quả cao như vụ này. Theo công thức bón phân mới, tui chỉ bón thêm vôi, còn lại giảm 80% lân và giảm 50% kali, không sử dụng phân đạm urê nên được giảm chi phí đầu vào rất nhiều, nhưng năng suất đạt đến 31,7 tạ/ha, cao hơn ruộng đậu những người không làm phương pháp này đến 4,4 tạ/ha.

Không chỉ vậy, nhờ cách bón phân mới nên sau khi thu hoạch đậu phộng, tui thấy đất tơi xốp hẳn ra, chắc chắn vụ hành tiếp đến nhờ đó cũng sẽ đạt cao hơn những vụ trước”.

“Sau 1 vụ mùa áp dụng, chúng tôi nhận ra phân sinh học WEHG và phân hữu cơ mùn dừa sẽ là cuộc cách mạng trong cải tạo đất ở Cát Hải. Do đó, không chỉ áp dụng trong mô hình CĐML, chúng tôi sẽ khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi cách bón phân mới cho những vụ đậu phộng để làm tăng độ phì cho đất, tạo dinh dưỡng cho những vụ hành tiếp sau”, ông Đặng Văn Hà.

 

Theo Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 52956

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003985

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72686694