16:20 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc cây Hồng không hạt ở thời kỳ kinh doanh

Thứ ba - 17/03/2020 02:46
Cây Hồng không hạt là một trong những cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao và được trồng tập trung ở 2 huyện Yên Minh và Quản Bạ với diện tích trên 350ha. Quả hồng có kích thước nhỏ, thơm, có màu vàng mỡ gà, không có hạt, được nhiều người ưa thích. Nếu chăm sóc tốt cây có thể cho thu hoạch trên 20 năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các vườn hồng giảm năng suất, chưa tương xứng với tiềm năng của cây. Nguyên nhân là do trong thời kỳ kinh doanh và sau mỗi kỳ thu hoạch cây, việc chăm sóc, bổ sung các chất dinh dưỡng chưa kịp thời và bị sự tàn phá của các loài dịch hại… để giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả cho cây hồng không hạt, chúng tôi giới thiệu.
 



1. Bón phân (tính cho 1 cây hồng ở giai đoạn kinh doanh):
- Lượng bón: 30-50kg phân hữu cơ +8kg phân vi sinh + 0,7kg N + 1kg P2O5 + 0,5kg K2O + 1kg vôi bột.
- Số lần bón:
+ Lần1: Bón vào tháng 2-3 (Bón đón hoa, thúc cành xuân), bón 50% N + 30% K2O.
+ Lần 2: Bón vào tháng 4-5 (Bón thúc quả), bón 50% N + 40% K2O.
+ Lần 3: Tháng 11-12 (Chuẩn bị phân hóa mầm hoa), bón 100% phân chuồng + 100% phân vi sinh + 100% P2O5 + 30% K2O.
- Cách bón: Đào rãnh sâu 15-20cm, theo hình chiếu tán cây, rải đều phân, lấp đất, tưới đủ ẩm.
2. Tưới nước
- Thường xuyên giữ đất đủ ẩm để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, cần cung cấp đủ nước trong các giai đoạn thời kỳ sau:
+ Thời kỳ ra hoa, đậu quả và phát triển chồi mới (tháng 2-3).
+ Thời kỳ phát triển quả (tháng 4-5): Sau khi rụng sinh lý quả còn lại bắt đầu phát triển và chồi thành thục, thời kỳ này, cần lượng nước tương đối lớn để phát triển quả. Thiếu nước sẽ làm quả chậm phát triển, phát triển không đều và quả sẽ tiếp tục rụng cho tới khi thu hoạch.
Chú ý: Thời kỳ quả chín (tháng 7-8): Để quả có chất lượng tốt thì giai đoạn này nên hạn chế tưới nước. Ẩm độ đất cao sẽ làm kích thích cây phát triển thân lá, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quả.
3. Làm cỏ
- Làm cỏ ở vị trí trong tán cây, còn ở ngoài tán cây thì nên để cỏ cao khoảng 10-15cm nhằm giữ ẩm cho cây và tránh rửa trôi đất.
- Phủ gốc hồng bằng rác, cỏ, cây phân xanh… giúp hạn chế cỏ dại, sau mỗi trận mưa to cần xới phá váng.
4. Đốn tỉa tạo hình
- Cây hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính là: Đốn tỉa theo hình chữ Y, tán rẻ quạt và kiểu hình phễu. Thông thường thì đốn tỉa theo kiểu hình phễu là dễ nhất và cho năng suất ổn định.
- Đối với kiểu tán hình phễu, cách tiến hành như sau: Cần giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn, để khoảng 3-4 cành cấp 1, có độ dài không quá 45cm, phân tán đều các phía và 4-6 cành cấp 2 phân tán đều 2 phía. Dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ khi cắt, vết cắt phải gọn để giúp hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi trời mưa.
- Thời gian cắt tỉa: tháng 11-12 trong thời kỳ ngủ nghỉ.
Ngoài ra, sau khi vụ thu hoạch quả cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành gẫy, cành bị sâu bệnh. Tỉa bỏ những lá già, vàng để các lá không che lẫn nhau, để tập trung dinh dưỡng cho cây tránh ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ sau 3 năm tỉa thường thì có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ.
5. Quản lý sâu bệnh hại
- Sau vụ thu hoạch quả, tiến hành vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật ra khỏi vườn đem đốt hoặc chôn vào hố để sau này có thể sử dụng bón lại cho vườn cây. Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Một số đối tượng hại chính trên cây hồng không hạt:
+ Sâu ăn lá: Phát sinh và gây hại mạnh vào các đợt lộc.
+ Rệp sáp: Thường tập trung gây hại ở búp lá non, tai quả non vào khoảng tháng 2-3.
+ Sâu đục quả: Là sâu non của một loại bướm đêm xuất hiện vào tháng 5-7, trứng đẻ ở cuống hoặc tai quả, sâu non vừa nở ra đã đục vào tâm và làm quả rụng.
+ Nhện hại quả: Phát sinh và gây hại trong quá trình phát triển của quả, gây ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng quả.
+ Bệnh giác ban hại hồng: Hại lá và tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, phía ngoài sẫm hơn, bệnh thường phát sinh vào tháng 7, 8, 9 làm rụng lá, quả héo rụng.
+ Bệnh đốm tròn: Phá hại lá từ tháng 7, 8; nặng nhất là tháng 9; vết bệnh tròn, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh màu nhạt hơn, nhưng ở lưng lá thì xung quanh màu xám; vết bệnh càng già càng sẫm hơn, lá chuyển sang màu đỏ rồi rụng.
Lưu ý: Khi phát hiện sâu bệnh hại, bà con cần liên hệ với cơ quan chuyên môn để tư vấn và hướng dẫn phòng trừ nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV khi chưa cần thiết. 
Hoàng Ngọc Tuyên (TTKN)/snnptnt.hagiang.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 365

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 363


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774918

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002233