12:16 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung giúp người nông dân vươn lên làm giàu

Thứ năm - 27/07/2017 03:46
Kỹ thuật nuôi hươu sao cần phải hết sức cẩn thận vì loài này mất tiền mua giống khá lớn nhưng mang lại giá trị kinh tế cao giúp người nông dân dễ làm giàu

Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tác động không kém đến khả năng sản xuất đó là năng suất, chất lượng nhung, khả năng sinh sản. Chính vì thế chăm sóc nuôi dưỡng là công việc quan trọng, có ý nghĩa đến sự thành công trong chăn nuôi hươu sao. Ngoài ra, nuôi hươu sao phải đầu tư vốn lớn nhưng sản phẩm bán dễ, thị trường ổn định, giá cao. 

Kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung giúp người nông dân vươn lên làm giàu - ảnh 1

Nuôi hươu sao phải đầu tư vốn lớn nhưng sản phẩm bán dễ, thị trường ổn định, giá cao. Ảnh: Internet

Chuẩn bị chuồng trại

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu; Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất; Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.

Vị trí xây chuồng phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiểm và tiếng động, mùi vị ô nhiểm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp mùa hè thoáng mát.

Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam để điều hoà được tiểu khí hậu của chuồng nuôi. Nền chuồng phải có độ dốc, cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được.

Diện tích chuồng: Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên.

Dinh dưỡng và thức ăn

Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng, nước và sinh tố. Thức ăn của hươu sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả, ... chủ yếu là các lá cỏ non. Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô.

Kinh nghiệm thực tế chăn nuôi hươu sao cho thấy: ngoài những thức ăn như lá, cỏ, củ, quả tươi có thể cho hươu ăn trực tiếp, ta còn cần phải chế biến một số loại thức ăn nữa. Việc làm này có tác dụng dự trữ thức ăn, tránh lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vừa có tác dụng làm tăng khẩu vị, hươu ăn ngon miệng, ăn được nhiều, béo khoẻ, cho những cặp nhung to, mập. Có thể dùng thân ngô, cỏ voi, dây lang, cây lạc... phơi khô dự trữ.

Hươu đòi hỏi thức ăn phải sạch sẽ hơn trâu bò. Nên làm cũi hay máng ăn cho hươu. Đối với những hươu nhốt riêng nên làm "kẹp lá" vừa bảo đảm cho hươu ăn sạch sẽ vừa thuận tiện khi quét dọn. Thức ăn chủ yếu cho hươu sao là các loại lá rừng. Cho nên bên cạnh những thức ăn chúng ta sản xuất được (dây khoai lang, lạc ngô, cỏ voi). Cũng cần phải chú ý cho hươu ăn thêm các loại lá rừng khác. Không thể quên được chất khoáng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của hươu sao, nhất là muối ăn. Một con hươu cần 15 - 20 g muối trong một ngày. Có thể hoà muối vào nước cho hươu uống hoặc vẩy vào lá, cỏ hay rắc ở thềm.

Hươu ăn nhiều về ban đêm. Nói chung mỗi lần hươu ăn ít nhưng ăn nhiều lần. Do đặc điểm đó, cần thực hiện biện pháp "cho ăn ít, siêng cho ăn" vừa tạo điều kiện cho hươu ăn ngon miệng, ăn no, vừa sử dụng thức ăn được hợp lý, tránh lãng phí. Tối thiểu mỗi ngày cũng cho hươu ăn 3 bữa: sáng 8 - 9 giờ; chiều 16 - 17 giờ; tối 21 - 22 giờ.

Chăm sóc hươu đực khi có nhung

Hiện nay mục đích chính của nghề nuôi hươu là thu hoạch nhung. Muốn có được một cặp nhung to, mập, chất lượng tốt phải có biện pháp chăm sóc và bồi dưỡng hươu đực. Nên bồi dưỡng cho hươu đực khoảng 1 - 2 tháng trước khi nhung bắt đầu nhú tức là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Bồi dưỡng vào giai đoạn này có tác dụng nhiều hơn so với bồi dưỡng khi nhung đã xuất hiện rồi. Ta phải cung cấp cho hươu nhiều loại thức ăn, cây, cỏ. Không nên cho hươu ăn thường xuyên một hai loại lá, cỏ.

Sau khi cắt nhung, hươu bị mất máu, tính tình hoảng hốt, sợ hãi; cần để cho hươu nghỉ ngơi yên tĩnh. Hàng ngày nấu cháo có bỏ muối đề hươu ăn chóng hồi sức. Chỗ vết cắt cần phải cầm máu ngay và băng vô trùng.

 

Tác giả bài viết: Minh Châu

Nguồn tin: vietq.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 552

Máy chủ tìm kiếm : 41

Khách viếng thăm : 511


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70842254