16:25 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nuôi ngao cần tuân thủ quy trình kỹ thuật

Thứ tư - 18/03/2015 20:17
(Baohatinh.vn) Hiện tượng ngao chết hàng loạt ở Cẩm Xuyên và Kỳ Anh trong thời gian gần đây gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản về vấn đề này.

- Kết quả xét nghiệm đã loại trừ yếu tố dịch bệnh, vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ngao chết hàng loạt trong thời gian qua, thưa ông?

Hiện tượng ngao nuôi chết hàng loạt tại huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh xẩy ra trong thời gian gần đây được xác định trước tiên là do ô nhiễm môi trường; nuôi với mật độ cao và con giống nhập về không qua kiểm dịch...

Ngao chết hàng loạt, người nuôi trắng tay

Hàng chục héc-ta ngao tại vùng nuôi Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm chết do ô nhiễm môi trường

Qua kiểm tra cho thấy, thời điểm ngao chết xuất hiện thủy triều đỏ. Thủy triều đỏ mang độc tố, cản trở hô hấp và làm chết hàng loạt động vật biển như tôm, cá, sò..., gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Những vùng có ngao chết, thịt ngao phân hủy nhanh đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn tại các bãi nuôi ngao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển, đồng thời, gia tăng hàm lượng các khí độc như H2S3, NH3... dẫn đến hiện tượng ngao chết hàng loạt.

Nguyên nhân khác cũng hết sức quan trọng là do người nuôi ngao không tuân thủ về mặt kỹ thuật, mật độ nuôi quá cao. Tại các vùng nuôi có ngao chết, người dân thả giống từ 300-400 con/m2, gấp nhiều lần so với quy định. Vì vậy, hàm lượng ô xy hòa tan không đủ cung cấp theo nhu cầu phát triển tối ưu làm cho ngao gầy yếu, thiếu sức đề kháng. Bên cạnh đó, hầu hết các hộ mua giống ngao từ các địa phương Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình... nhưng không có hồ sơ kiểm dịch, có thể nguồn giống trên không đảm bảo chất lượng.

- Qua vụ việc này, ông có những khuyến cáo gì đối với người nuôi ngao trên địa bàn tỉnh?

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 300 ha ngao tại các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh đang vào kỳ thu hoạch. Để tránh thiệt hại, các hộ nuôi ngao cần chủ động phát hiện kịp thời và tiến hành thu hoạch khi nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm. Đối với những hộ có ngao chết, cần khẩn trương vệ sinh khu vực nuôi; tích cực vớt ngao chết ra khỏi khu vực nuôi càng xa càng tốt. Tuyệt đối không đổ ngao chết ra vùng cửa sông.

Tích cực cày xới, phơi bãi và không thả giống sau thời gian tối thiểu từ 3-4 tháng để khôi phục và ổn định môi trường. Đặc biệt, người nuôi ngao cần tuân thủ về mặt kỹ thuật, không thả ngao với mật độ quá cao; thả giống đã qua kiểm dịch và có ý thức cộng đồng trong khu vực nuôi.

Hữu Trung

(Theo baohatinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 468

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 465


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 722168

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70949483