Hiện nay, trên thị trường, người chăn nuôi sử dụng phương pháp chăn nuôi theo công nghệ Con heo vàng (ủ men lỏng kết hợp với đậm đặc) khá phổ biến.
Chăn nuôi theo hướng này, người chăn nuôi hạ giá thành sản phẩm giúp người chăn nuôi có lãi.
Để người chăn nuôi có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như phương pháp mình đang lựa chọn sử dụng của Công ty VIC, cán bộ kỹ thuật của công ty chia sẻ về nguyên lý của công nghệ Con heo vàng như sau:
Về nguyên lý lên men, trong các hạt cốc như ngô, thóc hay phụ phẩm như cám gạo vốn đã có sẵn những men nội sinh. Khi người sử dụng ngâm bột ngũ cốc vào nước trong điều kiện thích hợp sẽ xảy ra quá trình lên men Carbohydrates ( tinh bột và các loại đường) thành các axit hữu cơ như Acetic acid, Lactic acid, rượu.
Các axit hữu cơ làm tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu của thức ăn, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển. Điều này sẽ giúp người nuôi giảm chi phí thức ăn, bệnh về đường tiêu hóa ở vật nuôi cũng giảm và đặc biệt mùi hôi của phân cũng giảm. Quá trình để hạt ngũ cốc nảy mầm phải có quy trình cho nước vào khiến hạt ngũ cốc trương nước. Khi đó, men Amilase gây nảy mầm được kích hoạt dẫn đến nồng độ pH giảm từ 4,5-5. Sau đây là bảng thể hiện quá trình hình thành men và giảm độ pH:
Như vậy, theo bảng trên, pH dạ dày là 4 - 4,5 còn pH đường ruột là 4,5 - 5,5. Đây chính là pH lý tưởng giúp cho vi khuẩn có lợi hoạt động, giúp tăng quá trình tiêu hóa, gia súc không cần năng lượng để axit hóa. Khi hệ vi khuẩn có lợi phát triển (Bacillus, Lactic) sẽ kìm hãm vi trùng có hại (Salmonella và E.coli, virus gây bệnh), làm cho quá trình tiêu hóa của vật nuôi sẽ tốt hơn. Khi pH của thức ăn phù hợp với sinh lý tiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ làm cho vật nuôi tăng hấp thu chất dinh dưỡng từ 10-14%. Như vậy, sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Với phương pháp nuôi heo theo công nghệ Con heo vàng, người nuôi sẽ nhận thấy nó có rất nhiều ưu điểm. Trong đó, đáng kể tới đó là giúp người chăn nuôi hạ giá thành thức ăn, chủ động được nguồn nguyên liệu và tận dụng được những phụ phẩm thô giá rẻ trong nông nghiệp như ngô, thóc, cám gạo; giúp vật nuôi có sức đề kháng, tiêu hóa tốt và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn; giúp tăng tỷ lệ móc hàm từ 3-5%, màu thịt của vật nuôi đỏ đẹp, thịt thơm ngon...