16:19 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ sâu rầy trên cây xoài bằng gừng, tỏi, ớt ngâm rượu

Thứ hai - 13/01/2020 04:22
Đây là cách làm của 24 nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ. Những nông dân này là thành viên của Tâm Quê Hội quán và Thuận Tân Hội quán trên địa bàn xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh.
Thay vì sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu rầy, vi khuẩn thì những nông dân của Tổ hợp tác chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học.


Nông dân trong Tổ hợp tác chia sẻ về cách làm chế phẩm sinh học
Với kiến thức có được từ các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ, cộng với tìm tòi trên internet, đầu năm 2018 đến nay, nông dân đã ủ chế phẩm sinh học từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: Gừng, tỏi, ớt, rượu, men rượu, chuối chín, xoài chín v.v. để phòng trừ sâu hại trên cây xoài. Thời gian ủ khoảng 20 ngày là có chế phẩm sinh học để sử dụng.
Theo nông dân Đặng Phụng Đức - thành viên của Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ, chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt có tính năng là đặc trị rệp sáp, bọ trĩ, ngừa được sâu rầy và đuổi ruồi vàng. Vi sinh chuối chín, xoài chín có tác dụng làm cho xoài to trái và đẹp, có thể diệt được trứng sâu, rầy, trừ rong rêu trên cây.
Tổ hợp tác còn ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp; mỗi hộ gia đình còn tự làm hố rác hữu cơ để làm phân bón cho gốc. Phân bón hóa học vẫn được sử dụng nhưng chỉ dùng ở thời điểm thích hợp.


Rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp
được ủ thành phân hữu cơ để tạo dinh dưỡng cho đất

Nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc hóa học, tăng độ dinh dưỡng của đất từ nguồn phân hữu cơ nên nông dân trong Tổ hợp tác đã tiết kiệm được chi phí đầu vào khá lớn. Riêng vườn xoài của ông Đặng Phụng Đức tiết kiệm được 70% chi phí đầu vào.
Các chế phẩm sinh học này có tác dụng không thua kém thuốc hóa học nên năng suất xoài không bị sụt giảm, chất lượng trái được nâng lên. Do đó, toàn bộ sản lượng xoài (18 ha) của Tổ đều được Công ty An Thiên Thảo bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%.
Trong chuyến thăm các hội quán của xã Tân Thuận Tây mới đây, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Dương đánh giá cao cách làm của nông dân Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ; đồng thời cho rằng, đây là cách làm hay, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774665

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71001980