07:37 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy trình ghép cải tạo vườn điều (quy trình tạm thời)

Thứ tư - 10/06/2015 04:16
Quy trình ghép cải tại vườn điều được áp dụng đối với các vườn điều trồng giống thực sinh, lẫn tạp cho năng suất dưới 01 tấn hạt/ha/năm, chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế thấp.
Quy trình ghép cải tạo vườn điều (quy trình tạm thời)

Quy trình ghép cải tạo vườn điều (quy trình tạm thời)

1. Tạo chồi gốc ghép

- Trường hợp 1: Cắt bỏ ngọn của thân/cành chính để tạo chồi gốc ghép, sau khi các chồi mọc, giữ lại khoảng 10 - 15 chồi, phân bố đều theo các hướng của cây trên thân/cành chính.

- Trường hợp 2: Chọn chồi vượt ở vị trí thích hợp trên thân/cành chính hoặc tạo vết thương cơ giới kích thích mọc chồi ở vị trí thích hợp làm chồi gốc ghép.

2. Tiêu chuẩn chồi gốc ghép

Chọn chồi gốc ghép có 5 - 7 cặp lá, đường kính từ 1,0 - 1,5 cm, chiều cao từ 40 - 50 cm, tại thời điểm chuẩn bị ghép, màu vỏ chồi gốc ghép hóa nâu và không bị sâu bệnh hại.

3. Tiêu chuẩn chồi ghép

- Chồi ghép được lấy từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng/vườn nhân chồi ghép được bình tuyển theo quy định.

- Tiêu chí cây đầu dòng: tuổi cây từ 8 năm trở lên, năng suất ít nhất 3 năm liên tục đạt trên 3 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm thu hoạch; chất lượng cao có tỷ lệ nhân trên 28%, ít hơn 170 hạt/kg.

- Đối với nông hộ tự ghép cải tạo vườn điều của mình, có thể tuyển chọn cây ưu tú nhất tại vườn để lấy chồi ghép. Tiêu chí cây điều ưu tú tương tự như tiêu chí cây đầu dòng nêu trên.

- Thời điểm lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị ra đợt lá mới.

- Tiêu chuẩn chồi ghép:

+ Chồi chuẩn bị ra đọt có màu xanh, nhưng không quá già;

+ Chồi nằm ở phía ngoài tán cây;

+ Đường kính chồi lớn hơn 0,6 cm;

+ Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm;

+ Không có vết sâu bệnh.

- Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ lá già, giữ chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp (sử dụng nước đá ở đáy thùng, có lớp ngăn cách với chồi ghép đảm bảo đủ mát), đậy kín thùng xốp và bảo quản nơi thoáng mát, sử dụng chồi không quá 4 ngày.

4. Thời vụ ghép

- Có thể ghép quanh năm khi cây điều cần cải tạo có chồi ghép đủ tiêu chuẩn. Khi ghép chồi vào giai đoạn mùa khô phải chủ động nước tưới.

- Thời gian tiến hành ghép tốt nhất vào sáng sớm, trời mát, tốt nhất từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chú ý chuẩn bị chồi ghép từ chiều hôm trước.

.5. Kỹ thuật ghép

- Kỹ thuật ghép áp: Dùng dao ghép cắt vát chồi gốc ghép tạo bề mặt phẳng dài 3 - 4 cm, chồi ghép được cắt vát tương tự để khít lên nhau. Dùng dây ni lông mỏng, dẻo, dài buộc vết ghép, quấn từ dưới lên trên đỉnh cành ghép.

- Kỹ thuật ghép nêm: Tiến hành cắt và chẻ đôi chồi gốc ghép, sâu khoảng 3 - 4 cm, chồi ghép được cắt vát về 2 phía đối diện tạo hình nêm dài khoảng 3 - 4 cm; đặt khít vào vết chẻ của gốc ghép. Dùng dây ni lông: rộng 2 - 3 cm, dài 40 - 50 cm, quấn 4 - 6 vòng vừa chặt tay quanh điểm tiếp ghép và quấn 01 lớp bao kín toàn bộ chồi ghép và buộc chặt.

* Chú ý: Đối với cây điều cần ghép cải tạo, năm đầu tiên có thể chỉ ghép 1 phía của cây, khi cành ghép phát triển cho quả ổn định mới cắt ngọn của cành gốc ghép đó. Những năm tiếp theo (năm thứ 2 - 3) ghép cuốn chiếu cành còn lại, khi cành ghép phát triển ổn định cho năng suất khá, tiến hành cắt hết thân, cành cũ.

Khi cắt bỏ thân cành cũ của cây, mặt cắt phải nghiêng về phía mặt đất, sau đó sử dụng hóa chất diệt sâu, bệnh bôi đều trên mặt cắt.

6. Chăm sóc vườn điều sau ghép cải tạo

a) Chăm sóc

- Sau ghép cần tưới đủ nước, tỉa các chồi nách (chồi dại) của cây gốc ghép, làm sạch cỏ và phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Cành ghép cần được tháo dây (nếu dùng dây ghép không tự hoại) ghép sau 6 - 8 tuần, khi chồi có 3 tầng lá trở lên.

b) Tỉa cành, tạo tán

- Tạo tán: Khi cành ghép bắt đầu phân cành, cần tạo tán để cây điều cân đối, nếu khuyết cành cần phải ghép bổ sung.

- Tỉa cành: Tiến hành tỉa cành không phải là cành ghép, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại, cành vô hiệu: 2 lần/năm, lần 1 sau khi kết thúc vụ thu hoạch, lần 2 khi vườn điều chuẩn bị ra lộc non vào tháng 10 - 11 hàng năm.

7. Phân bón

a) Phân vô cơ

Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ 2 sau khi ghép cải tạo.

- Lượng phân vô cơ cho cây điều sau ghép được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1: Lượng phân vô cơ cho cây điều ghép ở thời kỳ khai thác

Tuổi cây (năm)

Lần bón

Lượng phân vô cơ

nguyên chất (g/cây/lần)

Lượng phân bón (g/cây/lần)

N

P2O5

K2O

Urê

Supe lân

Clorua kali

3 - 4

1

300

225

09

650

1.400

150

2

200

0

150

430

0

250

5 - 7

Tăng thêm 20 - 30% lượng phân bón/năm, tùy theo mức tăng năng suất

8 trở đi

Điều chỉnh lượng phân bón theo sinh trưởng và năng suất của vườn cây

- Thời gian bón: Đông Nam bộ và Tây Nguyên: bón lần 1 vào tháng 5 - 6; lần 2 vào tháng 8 - 9. Duyên hải Nam Trung bộ: bón lần 1 vào tháng 8 - 9; lần 2 vào tháng 11 - 12.

- Cách bón:

+ Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn, đào rãnh sâu 15 - 20 cm quanh mép tán lá sau đó rải đều phân và lấp đất.

+ Vườn điều trên vùng đất dốc, vào đầu mùa mưa nên bón phân ở phần đất cao và cuối mùa mưa bón phân ở phần đất thấp của tán.

+ Khi vườn cây đã khép tán đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân.

+ Phân đạm và kali bón 2 lần, ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ nên bón 3 - 4 lần/năm.

+ Khuyến khích bón bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây điều.

+ Lượng phân bón cần sử dụng linh hoạt với từng loại đất, điều kiện canh tác chuyên canh hay trồng xen của từng địa phương.

b) Chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá

Bảng 2. Sử dụng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng cho vườn điều sau ghép cải tạo

Mục đích

Số lần phun

Loại phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng

Thời gian phun

Ra chồi, lá non

2

NPK: 30:10:10 và vi lượng, Multipholate, IAA, NAA

- Đông Nam bộ và Tây Nguyên: phun lần 1 vào tháng 5 - 6 và lần 2 vào tháng 8 - 9.

- Duyên hải Nam Trung bộ: phun lần 1 vào tháng 8 - 9; lần 2 vào tháng 11 - 12.

Tăng số chồi ra hoa, tăng đậu quả, hạt lớn và chống rụng quả

2

NPK: 6:30:30, 7:5:44 và vi lượng, Atonik, Bortrac, IBA

- Đông Nam bộ và Tây Nguyên: phun lần 1 vào tháng 10 - 11 và lần 2 vào tháng 12 - 1.

- Duyên hải Nam Trung bộ: phun lần 1 vào tháng 11 - 12; lần 2 vào tháng 1 - 2.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Sau ghép cải tạo, tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình trồng thay thế và thâm canh điều.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295


Hôm nayHôm nay : 41637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1047339

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72730048