14:23 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất vật tư nông nghiệp Siết quản lý, tăng thanh tra

Thứ tư - 23/07/2014 03:10
Trong 3 năm trở lại đây, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, việc thực hiện ở nhiều địa phương còn qua loa, chiếu lệ dẫn tới tình trạng VTNN kém chất lượng vẫn còn tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.
Vi phạm nhiều, tái kiểm ít
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 7/2014, đã có 54/63 tỉnh, TP báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản. Kết quả cho thấy, việc quản lý mặt hàng này vẫn còn nhiều bất ổn. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN được thanh, kiểm tra là 3.751 cơ sở, trong đó, số cơ sở vi phạm là 817 cơ sở (chiếm 21,78%). Các lỗi cơ bản là ghi nhãn mác không đúng quy cách, chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Một vấn đề đáng lưu tâm là số cơ sở xếp loại C (chưa đạt) được tái kiểm tra để khắc phục sai sót hoặc xử lý vi phạm vẫn còn thấp, nhất là đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hai mặt hàng phân bón và thuốc thú y. Trong đó, đối với cơ sở sản xuất kinh, doanh thuốc thú y, tỷ lệ các cơ sở xếp loại C chiếm 25,33% (cao hơn so với năm 2013 là 13,43%) nhưng chỉ duy nhất một cơ sở được tái kiểm tra. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, tỷ lệ cơ sở xếp loại C chiếm 15,91% nhưng không có cơ sở nào được tái kiểm. Những con số trên cho thấy, việc quản lý chất lượng các mặt hàng VTNN vẫn còn bị buông lỏng và thiếu quyết liệt.
Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, hầu hết các địa phương chưa có biện pháp xử lý các cơ sở bị xếp loại C sau 2 lần kiểm tra, chưa công khai các cơ sở xếp loại A, B, C trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, cả nước mới chỉ có 6 tỉnh công khai kết quả kiểm tra, do đó, sức răn đe đối với các cơ sở vi phạm chưa cao. Tại cuộc họp trực tuyến về quản lý chất lượng VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cũng cho rằng, chính sự buông lỏng này dẫn tới tình trạng phân bón giả, thuốc kích thích không đảm bảo chất lượng còn tràn lan trên thị trường.
Triệt phá hàng lậu, công khai vi phạm
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y giả, kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn liên quan tới sức khỏe con người. Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế - Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn (A86 - Bộ Công an), hiện nay, chúng ta đã có nhiều văn bản để quản lý VTNN, ATTP nhưng vẫn thiếu những văn bản ở cấp cao như Nghị định, Chỉ thị... Trong thực tế, người dân chưa có niềm tin vào những việc mà cơ quan chức năng đang làm. Do đó, cần thiết phải huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia của người dân vào công tác quản lý chất lượng VTNN. "Người dân có đủ niềm tin để báo chính quyền địa phương về những cơ sở, hành vi vi phạm thì tình hình mới chuyển biến được " - ông Thế nhấn mạnh.
Đại diện một số địa phương cũng cho rằng, Bộ NN&PTNT cần mở rộng thanh, kiểm tra đối với các cơ sở không có giấy phép kinh doanh. Bởi, vi phạm chủ yếu tập trung ở những cơ sở này nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cần thiết phải nghiên cứu, điều chỉnh khung xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm, đảm bảo đủ sức răn đe.
Để lập lại trật tự trong quản lý VTNN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương cần đặt trọng tâm xử lý các cơ sở loại C theo quy định. Việc xử lý phải quyết liệt theo hướng kết hợp các biện pháp xử phạt, rút giấy phép sản xuất, kinh doanh và công khai thông tin để người dân biết và lựa chọn. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, tập trung triệt phá hàng lậu, hàng kém chất lượng, nhất là với các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật giả, ngoài luồng đang trôi nổi trên thị trường. Dự kiến, Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để chỉ đạo phối hợp quyết liệt trong đấu tranh chống buôn lậu VTNN.
 
Trong 6 tháng đầu năm, các địa phương đã tiến hành thanh, kiểm tra 1.939 cửa hàng, đại lý thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 318 cửa hàng, đại lý vi phạm (chiếm 16,4%). Đồng thời qua lấy 47 mẫu thuốc để kiểm tra, số mẫu không đạt chất lượng chiếm 6,38%.
Thiên Tú/ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70997995