10:40 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng thức ăn ủ chua cho bò sữa

Thứ tư - 19/09/2018 21:38
Khác với những loại thức ăn thông thường, ngô ủ thường có hàm lượng tinh bột cao hơn và hàm lượng xơ thấp hơn (Beauchemin et al. 2008). Bởi vậy, khẩu phần chứa ngô ủ là một giải pháp có tiềm năng trong việc nâng cao được hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả môi trường.

Bố trí thí nghiệm

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La. 

Đối tượng

Gia súc thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 16 bò sữa (8 bò đang cho sữa và 8 bò cạn sữa), chu kỳ tiết sữa 3 - 6, bò tiết sữa ở tháng tiết sữa 3 - 6. Thí nghiệm được lặp lại hai lần, tổng số bò thí nghiệm là 32 con. 

Thức ăn: Thức ăn thô xanh (cây ngô giai đoạn chín sáp) được cắt ngắn (10 - 15 cm) trước khi cho ăn, ngô chín sáp ủ chua được lấy tại hố ủ (thời gian ủ là 60 - 90 ngày). 

Bò sữa có đặc điểm đồng đều các yếu tố giống, tuổi, chu kỳ tiết sữa, sản lượng trung bình/chu kỳ, sản lượng sữa trung bình/ngày giữa các lô thí nghiệm. Bò sẽ được bố trí thành hai nhóm, trong đó khẩu phần đối chứng (ĐC) sử dụng cây ngô tươi giai đoạn chín sáp và khẩu phần thí nghiệm (TN) sử dụng thức ăn ủ chua (cây ngô giai đoạn chín sáp ủ chua 60 - 90 ngày). Thí nghiệm sẽ tiến hành trong 60 ngày (bò cạn sữa) và 90 ngày (bò tiết sữa), trong đó 15 ngày nuôi thích nghi và được lặp lại 2 lần. 

Chăm sóc: Trong thời gian nuôi thích nghi, bò được tiêm phòng và tẩy giun sán theo quy định của thú y. Các loại thức ăn trong khẩu phần được trộn lẫn thành thức ăn hỗn hợp trước khi cho ăn. Bò được nhốt riêng mỗi khi cho ăn và được cho ăn hai lần vào buổi sáng (8 giờ) và buổi chiều (16 giờ), nước uống cung cấp tự do. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân hàng ngày trước khi cho ăn. Trong giai đoạn nuôi xác định tỷ lệ tiêu hóa, bò được nuôi nhốt riêng để tiến hành thu phân theo cá thể. 

  

Kết quả

Dinh dưỡng thu nhận

Trên bò tiết sữa: Lượng vật chất khô và các chất dinh dưỡng thu nhận của khẩu phần TN cao hơn khẩu phần đối chứng (P <0,05). Trên bò cạn sữa cũng tương tự như vậy, tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). 

Theo Ørskov và Ryle (1990), việc ủ chua thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần xơ của các loại thức ăn này. Đồng thời, khi cho gia súc ăn loại thức ăn ủ chua này đã làm thay đổi các sản phẩm trong quá trình lên men như tỷ lệ axit acetic cao hơn trong VFAs, kết quả là đã thay đổi CH4 sản sinh trong dạ cỏ. 

  

Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng

 Kết quả cho thấy, việc sử dụng thức thức ăn ủ chua đã làm tăng lượng các chất dinh dưỡng thu nhận trên bò tiết sữa (P <0,05) nhưng không có sự khác biệt trên bò cạn sữa (P >0,05). 

Theo các nhà khoa học, việc ủ chua đã làm tăng khả năng phân giải các chất trong dạ cỏ và từ đó làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. 

Khả năng tiết sữa

Bảng 4 và hình 1 cho thấy, sau 12 tuần thí nghiệm, mặc dù sản lượng sữa của cả 2 lô đều giảm dần đều theo quy luật tiết sữa, nhưng tốc độ suy giảm sản lượng sữa của bò ở lô ĐC nhanh hơn so với bò ở lô TN. Đến khi kết thúc thí nghiệm (tuần 12) năng suất sữa của đàn bò ở lô TN (15,12 kg FCM/c/ngày) cao hơn so với LĐC (17,62 kg FCM/c/ngày). Do đó, xét trong toàn thời gian thí nghiệm, sản lượng FCM trung bình của bò ở lô TN (19,85 l/ngày) cao hơn so với lô ĐC (18,73 l/ngày) (P<0,05). Như vậy ngô ủ đã có vai trò nhất định trong việc nâng cao sản lượng sữa của đàn bò sữa. 

Mức độ phát thải CH4

Theo kết quả bảng trên, khẩu phần sử dụng ngô ủ chua đã giảm 4,2 - 7,1% tổng lượng khí CH4 thải ra; giảm cường độ phát thải (L/kg VCK) từ 10,29 % (bò cạn sữa) đến 17,6% (bò tiết sữa); đặc biệt giảm 17,8% cường độ độ phát thải khí methane tính trên đơn vị sản phẩm (L/kg FCM). 

Trần Hiệp, Nguyễn Ngọc Bằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chu Mạnh Thắng, Viện Chăn nuôi/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338


Hôm nayHôm nay : 49469

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1108729

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72791438