02:28 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thức ăn nuôi thỏ

Thứ năm - 28/01/2016 02:21
Có cần cho thỏ ăn theo bữa? Nuôi thỏ với số lượng ít trong phạm vi gia đình thì cho ăn không đúng giờ giấc cũng được. Nghĩa là mỗi sáng dậy cứ cho cỏ vào máng cho thỏ ăn tự do, còn trong ngày lúc nào rỗi rảnh thì cứ châm tiếp cỏ thêm cho thỏ ăn tự do cả ngày là có thể yên tâm. Cho ăn theo cách này thì thỏ nuôi có thể lúc đói, lúc no, lại không có giờ ăn giờ nghỉ rõ ràng.
Còn kỹ thuật nuôi thỏ theo phương pháp công nghiệp ta nên cho chúng ăn theo bữa. Ví dụ ngày cho ăn 4 bữa là sáng trưa chiều tối. Bữa ăn nào cũng đúng vào giờ giấc của bữa ấy mới tốt.
 
Cho thỏ ăn theo bữa sẽ mang lại nhiều điều lợi:
 
Cứ tới bữa, tất cả thỏ được cho ăn no nê đồng loạt
Nhờ đó mà tập cho thỏ được nề nếp: có thời gian, giờ nghỉ, và tiêu hoá thức ăn.
Kích thích sự thèm ăn của thỏ, nên tới bữa là chúng ăn được nhiều
Cách ăn của thỏ cũng giống như các động vật thuộc loài gặm nhấm, nhờ có mấy răng cửa to và chắc khoẻ để gặm nhấm thức ăn. Răng cửa của thỏ không ngừng tăng trường, cho nên dù thỏ có ăn cỏ suốt ngày cũng không bị hao mòn đi chút nào.
 
Nói như thế không có nghĩa là chỉ có răng cửa mới giúp thỏ nghiền được thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. Thật ra, lúc đầu thức ăn được răng cửa tiếp nhận rồi “sơ chế’ sơ sài, sau đó răng hàm chắc khoẻ bên trong mới làm việc nghiền nát ra từng mẫu nhỏ rồi từ đó mới lọt vào thực quản để xuống dạ dày. Tại đây, các cơ quan co thắt của dạ dày tiếp tục nhào trộn thức ăn nhuyễn hơn nữa rồi mới chuyển xuống ruột non để “lựa” các chất bổ dưỡng nuôi thân.
 
Tóm lại, nuôi thỏ ta nên cho chúng ăn các loại thức ăn với liều lượng sau đây:
 
+ Rau tươi: rau cỏ xanh tươi là thức ăn chính của mọi lứa thỏ và chúng tỏ ra khoái khẩu nhất, có thể cho ăn suốt ngày (trừ thỏ mới tập ăn lần đầu mới hạn chế). Thỏ từ 2kg trở lên rất cần rau tươi, nhất là rau lang. Không nên cho thỏ ăn dưa le, cà chua, đậu cô ve, cải bắp vì rất dễ bị ngộ độc.
 
+ Cho thỏ uống nước đu đủ, nước dứa (thơm) để dễ tiêu hoá lông trong bao tử thỏ (mỗi lần uống một muỗng canh là đủ).
 
+ Rau cỏ khô: Nên chọn các thứ rau cỏ có chứa nhiều protein và calcium như các loại rau muống, rau lang, cỏ lông para, lá gigantea. Cần phải rửa sạch trước khi phơi thật khô, như vậy cho thỏ ăn mới tốt.
 
+ Thức ăn viên: Cám viên là thức ăn bổ dưỡng nhưng chỉ có thỏ con mới cho ăn nhiều, còn thỏ từ 7 tháng tuổi trở lên nên cho ăn hạn chế. Vì rằng thỏ trong độ tuổi sinh sản mà cho ăn nhiều cám viên sẽ dẫn đến béo phì, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
 
+ Chất xơ và protein: trong thức ăn của thỏ, lượng xơ và protein cần có như sau:
  • Chất xơ: 20% – 25%
  • Protein: 15%
  • Calcium: 1%
  • Chất béo: 1% – 2%
  • Vitamin B và A-D-E
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cho thỏ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 432

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 431


Hôm nayHôm nay : 29060

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870326