02:17 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng tiêu dưới tán tràm - dễ mà lợi lớn

Chủ nhật - 18/01/2015 19:56
Với diện tích đất phèn mặn lớn, trồng lúa kém hiệu quả nên vài năm gần đây, nhiều nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã bắt tay vào thử nghiệm mô hình mới: Trồng tiêu dưới tán tràm, giúp bà con thu lợi kép.
Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm của nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông.

Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm của nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông.

Là hộ đi đầu trong phong trào này, ông Dương Thanh Bình ngụ ấp 1, xã Vĩnh Viễn cho biết: “Năm 2009, tôi trồng thử một nọc tiêu bên gốc tràm và thấy tiêu lên rất xanh tốt, cho nhiều quả nên tôi đã nhân lên 70 nọc để trồng thử nghiệm bên gốc tràm. 2 năm sau, kết quả thu được khá ổn, cây phát triển tốt và cho nhiều trái. Cứ thế tôi tiếp tục nhân lên, từ 100 nọc rồi 200, đến nay đã có 1.000 nọc tiêu được trồng dưới tán tràm”.

Ông Bình cũng cho biết, trồng tiêu không quá khó vì tiêu chịu được đất phèn và ít sâu bệnh. Chỉ cần lưu ý việc khai thông hệ thống nước tưới cho cây, khoảng cách từ liếp trồng đến mặt nước nên ở khoảng 2-3 tấc để vừa đảm bảo đủ nước cho tiêu, vừa tránh ngập úng. Khoảng cách giữa các nọc tiêu từ 1,5 - 2m/nọc để dây tiêu mọc nhánh nhiều. Do là đất phèn nên trước khi trồng, bà con cần rải vôi bột (50kg/1.000m2), sau 7 ngày trồng thì bón phân chuồng với liều lượng 5 - 7 kg/gốc tiêu. Ông Nê Vũ Em ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, cho biết: “Có thể dùng nhiều loại cây để làm nọc tiêu, nhưng chỉ sau vài năm thì nọc sẽ bị gãy đổ hoặc chết, còn đầu tư trụ xi măng thì rất tốn kém. Trong khi đó, tràm là loại cây lâu năm, có nhiều lớp vỏ, giữ nước tốt, vì thế làm nọc tiêu sẽ không lo bị ảnh hưởng, ngoài ra trồng tiêu dưới tán tràm còn giúp dây tiêu hạn chế được thời tiết bất lợi”.

Cũng theo ông Bình, năm 2014 nhà ông thu hoạch được khoảng 130kg tiêu hạt, với giá bán bình quân 200.000 - 220.000 đồng/kg, cho nguồn thu khoảng 30 triệu đồng. “Ước tính năm nay nhà tôi sẽ thu được trên 300kg, với giá 230.000 đồng/kg thì sẽ thu được khoảng 70 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của tôi, sau 2 năm trồng tiêu bắt đầu cho thu hoạch, năng suất chỉ khoảng 1,5kg/nọc, nhưng đến năm thứ 5 - 7 thì có thể đạt 3 - 5kg/nọc. Mỗi nọc tiêu có thể cho hạt tới 20 năm. Khi cây tiêu già cỗi, không cho trái nữa thì mình lại có thêm nguồn thu lớn từ cây tràm nhiều năm tuổi”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Thế Anh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh cho biết: “Hiện Long Mỹ có khoảng 2,8ha tiêu trồng dưới tán tràm, với 13 hộ trồng. Ngoài nguồn thu khá từ hạt tiêu, bà con còn có thêm thu nhập từ cây tràm sau này. Đây là mô hình rất hay, vừa giúp địa phương phát triển diện tích rừng tràm, lại vừa giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích”.

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 31852

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 744874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70972189