20:57 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cát đã "hóa" vàng

Thứ bảy - 12/01/2013 20:27
Được thiên nhiên ban tặng 32 km bờ biển và 28 km sông Lam đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Nghi Xuân tập trung phát triển mô hình nuôi tôm trên cát.

 

Bao đời nay, những bãi cát hoang dọc theo bờ biển như níu kéo cuộc sống bao khó khăn vất vả của người dân bãi ngang huyện Nghi Xuân. Nhưng anh Nguyễn Công Hoàng không nghĩ như vậy. Sẵn có kỹ thuật về nuôi tôm, anh Hoàng tìm kiếm nguồn vốn và chọn vùng cát hoang ở xã Xuân Phổ để làm mô hình nuôi tôm trên cát. Giữa năm 2010, mặc dù lúc đó tỉnh ta chưa có quy hoạch nuôi tôm trên cát, nhưng nhờ sự hỗ trợ đặc biệt của địa phương, anh Hoàng đã làm “chui” hơn 3 ha với số vốn bỏ ra 2,4 tỷ đồng.

Cát đã `hóa` vàng

Mô hình nuôi tôm trên cát theo công nghệ cao tại Xuân Phổ (Nghi Xuân)

“Cát hoang hóa Vàng”, ngay trong vụ đầu tiên, mô hình nuôi tôm trên cát của anh đã cho năng suất 20 tấn/ha đã làm nức lòng những người quan tâm đến lĩnh vực này. Chỉ sau vụ tôm đầu tiên cho năng suất đột phá, anh Hoàng đã thu hồi đủ vốn. Không chỉ có vậy, anh Hoàng còn thí điểm nuôi tôm vụ ba, bằng việc che bạt, ủ ấm hồ tôm vào những ngày đông giá lạnh, cho kết quả khá khả quan. Tổng cộng, mỗi năm, anh Hoàng thu hoạch 40-45 tấn tôm. Mô hình này giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Anh Hoàng cho biết: “Nuôi tôm công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả cao mà thực sự bền vững khi người nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về kỹ thuật”. Với hình thức khác nuôi tôm mỗi năm chỉ 1-2 vụ nhưng nuôi tôm trên cát thì quanh năm. Cứ thu hoạch vụ xong lại tiếp tục thả nuôi. Vì vậy, năng suất, sản lượng tôm hàng năm tăng lên, mang lại thu nhập cao cho người tham gia. Không chỉ lo cho mình, anh Hoàng còn tư vấn về kỹ thuật giúp đỡ các mô hình nuôi tôm khác cùng phát triển. Hiện nay, anh Hoàng đang chuẩn bị mở rộng thêm 9 ha ngay trên vùng cát trên này.

Thành công của anh Hoàng đã khích lệ những người có chí hướng làm giàu, dám đánh thức những vùng đất cát hoang này. Trong số này phải kể đến ông Bùi Tùng Phong. Vốn nguyên là Giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh, lại đang điều trị bệnh nhưng ông Phong và ba cổ đông khác đã được địa phương hỗ trợ, cấp hơn 6 ha đât cát cũng ở xã Xuân Đan để triển khai nuôi tôm. Nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của anh Hoàng mà mô hình nuôi tôm của ông Phong phát triển khá tốt. Còn nhớ, hôm thu hoạch tôm “chạy” bão năm ngoái, mặc dù năng suất đã đạt hơn 10 tấn/ha/vụ, nhưng ông Phòng cứ xuýt xoa: Nếu không thu hoạch sớm chạy bão, thì chí ít cũng sẽ cho năng suất 15-16 tấn/ha...

Những người xa quê, lâu lâu có dịp về quê mới cảm nhận sự thay đổi dần vùng biển ngang nghèo khó này. Giờ đây, thay vì những bãi cát hoang chói chang cát trắng, những nương sắn cằn cọc dọc bờ biển, được thay thế bằng những hồ nuôi tôm được lót bạt cận thận, những guồng nước, sục khí quay tít trong khá bắt mắt. Biến một số vùng đất cát từ hoang hoá bạc màu trở thành những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp trù phú cho doanh thu vài tỷ đồng/ha/năm. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tĩnh Lê Đức Nhân cho biết: Tuy mới phát triển mô hình nuôi tôn trên cát với diện tích còn rất khiêm tốn, với gần 50 ha nhưng sản lượng từ các mô hình này đã chiếm khoảng ¼ sản lượng tôm nuôi của tỉnh; trong số này, Nghi Xuân chiếm hơn 70% mô hình toàn tỉnh. Hiện Hà Tĩnh đang gấp rút nhận rộng các mô hình này, phấn đấu đến năm 2015, Hà Tĩnh sẽ có khoảng 800 ha nuôi tôm trên cát, trong số đó Nghi Xuân chiếm trên ¼ diện tích. Không chỉ có vậy, Nghi Xuân đang hình vùng sản xuất tôm giống của cả tỉnh, khi một số doanh nghiệp và tư nhân đang đầu tư một số trại giống quy mô lớn. Đáng mừng, một số con em thành đạt thành đạt người Nghi Xuân đã trở về đầu tư vốn liếng cho gia đình để phát triển nuôi tôm trên cát ở các xã Cương Gián, Xuân Liên… Đây chính là cơ hội để góp phần giải bài toán việc làm, xóa đói giảm nghèo cho huyện nghèo này.

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của TƯ, của tỉnh về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Nghi Xuân đã phát triển vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh trên diện tích quy hoạch 300 ha ở 4 xã dọc cuối sông Lam. Giờ đây, người dân cũng học kỹ thuật nuôi tôm trên cát, thông qua việc lót bạt hay vỗ bờ hồ nuôi bằng xi măng cận thận. Cùng với giải pháp nuôi tôm quản canh cải tiến, các vùng nuôi này đã cho năng suất bình quân 5-7 tấn/ha.

Bí Thư Huyện ủy Nghi Xuân Đặng Quốc Khánh cho biết: “Nhằm đánh thức tiềm năng về nuôi trồng, Nghi Xuân đã hoàn thành quy hoạch các vùng nuôi tôm gắn với quy hoạch nông thôn mới. Ngoài ra, địa phương còn tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp và những người có điều kiện đầu tư vào nuôi tôm, nhất là nuôi tôm trên cát”. Đặc biệt, qua quá trình phát triển mô hình nuôi tôm trên cát ở Nghi Xuân đã giúp các nhà chuyên môn, các nhà quản lý đúc kết được quy trình công nghệ nuôi, mô hình tổ chức quản lý sản xuất, quy mô hợp lý cho các vùng nuôi trồng thâm canh nhằm xác định quan điểm quy hoạch, định hướng, hoạch định chính sách, chỉ đạo phát triển một cách khoa học và thực tiễn trong thời gian tới. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đến việc phát triển nuôi tôm trên cát, đó là việc người nuôi chưa chủ động được con giống. Họ buộc phải giống trôi nổi. Nên đã xẩy ra tình trạng một số mô hình, tôm gần đến ngày thu hoạch, chết đồng loạt. Kế đến việc vướng mắc mặt bằng. Một số người dân (kể cả cán bộ) vin vào một số lý do chưa thực sự chính đáng để ngăn cản việc giải phóng mặt bằng hay giao đất, làm chậm tiến độ triển khai dự án nuôi tôm. Ngoài ra, người nuôi tôm quan ngại về an ninh trật tự ở những khu vực triển khai mô hình.

Dọc theo 60 km bờ biển và bờ sông, Nghi Xuân đang còn nhiều hoang hóa có thể phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Đây chính là tiềm năng lớn về phát triển mô hình nuôi tôm nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng. Tuy nhiên, tiềm năng là vậy, nhưng mô hình nuôi tôm trên cát của Nghi Xuân phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thiết nghĩ, Nghi Xuân cần tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Và cần có giải phát hiệu quả, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất, đảm bảo an ninh, trật tự... Ngoài ra, để phát triển mô hình nuôi tôm trên cát bền vững, ngoài những yêu cầu bắt buộc về môi trường, huyện cần thiết kế các vùng nuôi tôm công nghệ cao, đảm bảo môi trường, kỹ thuật nằm sâu bên trong (cách bờ biển vài ba trăm mét); Xung quanh các vùng nuôi này,nhất là mép ngoài, phía bờ biển cần hình thành các cánh rừng phi lao phòng hộ. Việc trồng rừng này nằm trong một phần của dự án, mà chủ đầu tư nuôi tôm phải đảm trách. Kế đến, Nghi Xuân cần có chủ trương chia những vùng đất cát (nằm trong quy hoạch nuôi tôm) cho người dân địa phương, để họ có thể góp đất cổ phần với những đối tác có điều kiện kỹ thuật và vốn liếng để cùng nuôi tôm.

Tuấn Phương
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71227978