03:02 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cao su giữa rừng nghèo

Thứ năm - 21/06/2012 21:25
Từ cuộc cách mạng lớn về tư tưởng người dân xã Sơn Hồng ( Hương Sơn) mới hiểu đưa cây cao su về trồng trên đất mình định cư sẽ mang lại lợi ích về kinh tế cả hiện tại và tương lai. Không chỉ con em mình có việc làm, thu nhập ổn định mà khi những cánh rừng cao su tươi tốt phủ dày đồi núi sẽ góp thêm sự an lành về môi trường sinh thái bền vững.

Từ chuyện người dân "nổi sóng"

Đến bây giờ kể chuyện đưa cây cao su về trồng trên đất Sơn Hồng, anh Ngô Đăng Sửu - Giám đốc Nông trường vẫn chưa hết bàng hoàng. Vị giám đốc trẻ này nhớ vanh vách các cuộc hội nghị từ cấp huyện tới xã để tuyên truyền giải thích cho dân “ thế mạnh cây cao su” trong chiến lược kinh tế tỉnh nhà hiện nay. Thế nhưng cái mới nhập cuộc đối với tư tưởng nông dân đâu phải là chuyện dễ, nhất là vùng sâu vùng xa dân trí thấp, đời sống lại gặp khó khăn như xã miền núi Sơn Hồng ( Hương Sơn) nên mâu thuẫn phát sinh là điều dễ hiểu.

Trồng cao su giữa rừng nghèo
Ươm giống cao su

Vùng chính quyền xã “cắm mốc” diện tích trồng cao su thuộc khu vực xóm 9 nằm cuối xã.. Xóm 9 bây giờ có hàng trăm gia đình quần tụ trên mảnh đất này. Cách đây 5 thập kỷ xóm 9 là “đại bản doanh” của đội 5 - Lâm trường Hương Sơn làm nhiệm vụ khai thác gỗ. Hồi ấy xứ sở này bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh dày đặc các loại gỗ quý như lim, dổi , de, vàng tâm, chò chỉ ..Còn bây giờ nhắc tới chuyện “ người thợ rừng đội 5” đã thành cổ tích bởi đâu còn rừng giàu nữa. Sự tàn phá búa rìu con người ngày nối ngày tháng nối tháng khiến cho cỏ dại cũng khó mọc chứ nói chi chuyện cây. Trước mắt chúng tôi là những ngọn đồi cao mọc đầy lau lách, cây dại, thảng hoặc mới nhìn thấy vài bụi giang bụi nứa.. Đúng “ hàng trăm héc ta” khu vực này trong quy hoạch được xếp diện rừng nghèo quả “ không oan” chút nào. Thế sao khi ý định phủ xanh cao su cho rừng nghèo dân lại dảy nãy lên vì lý do gì ?. Lý giải cặn kẽ cho tôi hiểu điều này ông Trần xuân Dục - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Hồng nói “ Dân xứ sở ni từ xưa tới nay chủ yếu sống bằng chăn nuôi, trồng trọt và dựa vào tài nguyên rừng. Khai thác gỗ hay tìm soong mây, giang nứa, săn bắt động vật đã trở thành bản năng từ lâu rồi. Nếu có kẻ lạ vào đây chiếm giữ đất dĩ nhiên là nhiều người phải giải nghệ. Một lý do khác ở đây nhiều gia đình chăn nuôi trâu bò thả rong ngoài rừng. Người nuôi ít nhất vài ba con, người nuôi nhiều như ông Nguyên tới 20 con trâu. Thứ trâu bò “ Luông” không cần chuồng trại, ăn tự do, ngủ tự do trong rừng, lúc nào cần gia chủ mới tìm bắt. Sự đồng hóa khí trời cùng sản phẩm cây cỏ trong rừng khiến con nào con nấy đều béo nung núc và rất dữ tợn chỉ có chủ mới chinh phục và điều khiển được nó, nên người dân ít lo mất trộm. Bây giờ “rừng hoang” không chứa được “ trâu bò luông” khiến họ buồn chán và ấm ức. Rồi tiếp thêm chuyện nữa đất rừng hoang họ tự do khai phá người trồng lúa, người trồng sắn kẻ thì trồng ngô, khoai, lạc đậu.. hiện nằm trong sơ đồ quy hoạch trồng cao su buộc các gia đình phải bàn giao lại cho nông trường nên họ thấy xót của..”. Ba lý do ông Dục vừa nêu đó là mâu thuẩn nổi cộm nhất gây thành “làn sóng bất bình” từ đầu làng cuối xóm.. Sự đời khi dân tình đã ngán ngẩm thì chính quyền xã làm việc đâu có được yên. Hàng trăm người dân kéo nhau lên tận trụ sở xã phản ứng gay gắt với cán bộ lãnh đạo xã rằng: cán bộ không thương dân, cả gan chuyển nhượng đất cho Công ty cao su Hương Khê, dân chẳng được ích lợi gì lại phải rước họa vào thân.

Thế rồi họ tìm mọi cách để khống chế, nhằm khiến các hoạt động buổi đầu của nông trường bị tê liệt. Chiến dịch “cấm vận” được nhiều tổ nhóm thực hiện. Trung tuần tháng 2 năm 2009, khi có quyết định thành lập Nông trường Sơn Hồng bộ khung mới được thiết lập chỉ có 6 người, dựng tạm ba gian nhà lá để làm việc..Mọi thứ sinh hoạt đều thiếu thốn, muốn dựa vào tình thương san sẻ của dân, nhưng lúc này mâu thuẫn đang lên tới đỉnh điểm. Tủi nhục đến mức khi cần một mớ rau xanh hay dăm quả trứng ra chợ cóc mua không ai bán, tìm đến từng nhà dân nài nỉ cũng không ai nhường.. Cực chẳng đã anh em phải ăn chay suốt cả tuần lễ. Ngày 10/3/2009 khi lái xe Nguyễn Thanh Hòe và kỹ thuật trồng trọt Phạm Thanh Biển chở 4,8 tấn lân và 360 kg vôi để đưa vào phục vụ sản xuất, nhưng khi xe dừng lại đầu cầu Khe Chéc thì đám đông chặn lại và yêu cầu lái xe phải quay đầu. Hai cán bộ với phong cách điềm tĩnh nhã nhặn, phân tích cho dân rõ thứ hàng hóa chiến lược của đơn vị nhưng chẳng ai nghe.. Thương thuyết mãi không xong, lái xe chở số vật tư đó về gửi tại trụ sở xã Sơn Hồng và yêu cầu cấp ủy chính quyền xã can thiệp. Nguồn tin nóng này đã được thông báo ngay cho các đồng chí lãnh đạo huyện ủy và UBND Hương Sơn biết. Vấn đề lớn trước bàn nghị sự của Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Thọ và chủ Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Duy Trinh là phải giải quyết ngay mâu thuẫn nội tại bằng công tác dân vận đối với bà con xóm 9 xã Sơn Hồng. Mục đích muốn an dân cán bộ phải có đủ lý luận để giúp dân lĩnh hội được : Cây cao su hiện nay được xem là cây đòn bẩy kinh tế cả nước. Đưa cây cao su vào không làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của bà con. Không gây ô nhiễm môi trường lại tạo được công ăn việc làm cho con em có nguyện vọng làm công nhân. Cao su phát triển tốt sẽ xây dựng mô hình vườn cao su tiểu điền do dân tự chủ.

Trồng cao su giữa rừng nghèo
Công nhân kiểm tra sâu bệnh cho cây cao su

Trăm nghe chẳng bằng mắt thấy, muốn dân tin cấp ủy và chính quyền xã Sơn Hồng và Công ty Cao su Hương Khê tổ chức chu đáo cho bà con xóm 9 lên xem những cánh rừng cao su đang phủ kín bạt ngàn ở Hương Khê và rừng cao su đã đến tuổi khai thác ở Công ty cao su Hà Tĩnh tại Truông Bát.. “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” những người trong chuyến tham quan ấy đã trút bỏ được những bức xúc âm ỉ bấy lâu nay. Khi bức xúc dân đã “hạ nhiệt” bộ đội biên phòng lại đến tận từng nhà thuyết phục, xóm trưởng đến thuyết phục, rồi tiếp tục xin ý kiến trưng cầu của dân. Những thắc mắc về lợi ích đền bù hoa lợi được giải quyết triệt để, mọi nhu cầu về việc làm được nông trường đón nhận. Mầm sống cao su bất đầu từ đấy..

Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sau khi đã thông suốt về tư tưởng, người dân xã Sơn Hồng ( Hương Sơn ) đã cùng chung tay góp sức xây nông trtường lớn mạnh. Mối quan hệ giữa địa phương và nhân dân ngày càng gắn bó mật thiết. Nguyện vọng việc làm con em trong mỗi gia đình đều được đáp ứng kịp thời. Không ít những công nhân trẻ sinh ra từ đây đã trở thành người lao động giỏi.

Đến đồi rợp tán cao su

Khi vừa dừng xe xuống trước sân trụ sở nông trường, tôi đảo mắt nhìn bốn phía, phía nào cũng chon von chót vót đồi núi. Lau lách, cỏ hoang, cây dại đã hóa thành tro than đen xỉn trong chiến địch đốt thực bì dài ngày để chuẩn bị cho vụ tới đưa cây cao su lên đồi. Không ít những ngọn đồi đã được máy san, máy ủ xới lên đỏ quạch của .. Đồi càng cao bao nhiêu những con đường lên núi hình cánh cung càng dài và hun hút bấy nhiêu. Buổi chiều tĩnh mịch, tiếng “chim bắt cô trói cột ” từ trong bụi rậm ven dòng suối biếc dồn dập vọng lên gợi nhớ trong tôi câu chuyện từ kho tàng cổ tích.

Giám đốc Nguyễn Đăng Sửu đưa cho tôi tờ quyết định UBND tỉnh ký ngày 17/2/2010 và nói một cách hồ hỏi “ Nếu thuận buồn xuôi thì gió khoảng mươi năm nữa các anh quay lại đây sẽ lạc giữa rừng cao su. Sau khi đã được các cán bộ khoa học kỹ thuật khảo sát và nghiên cứu kỹ loại đất đồi Sơn Hồng trồng cao su tốt không kém gì vùng đất đỏ ba gian Phủ Quỳ tỉnh Nghệ An. Vùng Sơn Hồng ít bị bão với diện tích cao su trong kế hoạch được giao 877 ha, đây chính là vận hội lớn cho Công ty cao su Hương Khê”.

Tôi chưa biết vận đất, vận trời, vận người, vận cây cao su tương lai sẽ ra sao còn chờ đợi thời gian trả lời. Nhưng nhìn sắc diện đổi thay xứ sở này đã lóe lên niềm vui mới. Trụ sở Nông trường Sơn Hồng mọc lên một dãy nhà xây kiên cố, có cả bếp ăn tập thể.. Nguồn thực phẩm tự cung, tự cấp như rau xanh, đậu, lạc bầu bí đến cả gà đồi, lợn mán.. không có nơi nào sạch và ngon hơn ở đây.. Từ khi công nhân gia nhập đơn vị chẳng thấy người nào bủng beo mà sức khỏe dồi dào cường tráng hơn. Càng siêng công, tiếc việc bao nhiêu cánh trẻ càng ăn ngon ngủ khỏe bấy nhiêu. Chưa đầy hai năm lực lượng cán bộ công nhân nông trường đã lên tới 76 người, trong đó 65 người đã ký hợp đồng lao động dài hạn.

Anh Nguyễn Mạnh Hào - kỹ thuật viên - mời chúng tôi xem vườn uơm cao su. Vuờn cao su rộng và xanh ngút ngát. Anh Hào giải thích cho mọi người hiểu : Muốn tạo được giống trước hết phải quy hoạch mặt bằng vườn ươm. Khi hoàn chỉnh được khâu mặt bằng công việc tiếp theo khai thác đất để làm ruột bầu. Đất đóng ghép bầu là loại đất thịt rất nhuyễn được trộn hỗn hợp với với lân và phân vi sinh. Mỗi bầu ươm giống cao su dài 40cm x 16 cm, với những bầu uơm làm chuẩn như thế này sẽ đủ điều kiện cho mầm cao su “ công nhân thường quen gọi “tum bầu” dể phát triển. Khi “ tum bầu ” định hình được tầng lá bứng bầu đi trồng. Tìm được giống cao su tốt cũng không đơn giản chút nào, đơn vị lặn lộn vào tận Bình Dương “xem tận mắt, sờ tận tay”. Thỏa thuận hợp đồng kinh tế trong mua bán sản phẩm rồi lại cẩn thận vận chuyển làm sao cho từng “tum bầu” trong thùng xe được về đích an toàn. Với những người công nhân làm cao su thì việc chăm sóc “ tum bầu” trong vườn uơm cũng dày công không kém gì người nông dân chăm sóc ruộng mạ, thường xuyên tưới nước, cuốc cỏ rảnh trong vườn uơm. Rồi nhổ cỏ, rồi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh....

Chuyện chăm vườn ươm đã vất vả nhưng chuyện trồng cây cao su lên đồi đã lại vất vả hơn. Giám đốc Sửu kể lại, ngày đầu khai trương trồng 300 gốc cao su lên một ngọn đồi. Mới hơn một tuần lễ cây đã bén rể, chịu nắng, chịu mưa, ai ngờ vào lúc nửa đêm một con “trâu Luông” của dân từ rừng chui ra “hồn nhiên” xơi gọn 240 gốc. Chén xong con trâu “bất kham” này còn vui vẻ “tỉa” thêm một “đống phân đen” khủng.. Số gốc cao su còn lại tuy trâu không ăn nhưng cũng bị trâu dẫm nát. Người ta bảo “ vạn sự khởi đầu nan” ngày đầu mới đưa cây lên đất lại chẳng “ hên chút nào” nên anh em trong đơn vị cố nén nổi đau thực hiện bằng được bắt “ thủ phạm” này. Tìm hiểu ra đây là con trâu của ông Ngạc trong xóm đã được gia chủ chiều chuộng cho sống tự do trong rừng nhiều năm rồi. Con trâu lại khó tính đặc biệt đến nổi không còn quen chủ nhà nữa. Để bắt được trâu Luông, đơn vị phải làm sẵn chiếc chuồng đặt nay nơi có dấu vết chân trâu thường qua lại. Đúng nữa đêm hôm sau con trâu này lại quen mùi mò tới, cả đơn vị hôm ấy không ngủ, hàng chục người đón chặn khép chặt vòng vây, dùng gậy gộc hô hoán gần 2 tiếng đồng hồ, con trâu lì lợm kia mới chịu vào chuồng. Con trâu được giao lại cho chủ, ông Ngạc mừng khôn xiết.. Ông Ngạc từ đây cũng thôi nghề thả rong trâu... Ông đi thuê thợ về làm chuồng trâu và thuần hóa con trâu của mình theo kiểu chăn dắt, quản lý hàng ngày.

Trồng cao su giữa rừng nghèo
Tưới nước cho cây cao su

Từ khi dân ủng hộ Nông trường Sơn Hồng làm cao su, không chỉ có dân xóm 9 mà nhân dân cả xã Sơn Hồng đã sớm có ý thức “ xóa bỏ tập quán trâu bò thả rong chuyển sang hình thức chăn dắt và nuôi nhốt ”. Nhà nào cũng có chuồng trâu, từng gia đình ký bản cam kết với địa phương và nông trường tích cực “ Chung tay bảo vệ cây cao su vì lợi ích cộng đồng”. Dân Sơn Hồng nói được và làm được, bởi cái bụng họ thật như cây, như nước, như hạt gạo, củ khoai họ trồng.

“ Khi dân yên, trâu bò không phá hoại, người không quá khích chặt trộm thì không có lý do gì cán bộ nông trường lại phụ lòng dân..”. Ông Sửu nói với tôi một cách quả quyết như vậy. Ông Sửu cũng bộc lộ nội tâm “ Đồi nào đã làm cao su đều có hàng rào lưới thép bảo vệ nhưng hàng rào bảo vệ của lòng dân mới vững bền nhất ”.

Tôi hỏi cán bộ kỹ thuật Phạm Mạnh Hào “ Hiện tại đơn vị đã trồng được bao nhiêu diện tích ?”

Anh Hào trả lời “ Đến đầu tháng 6 năm 2012 đã trồng được 300 ha cây cao su, với số lượng hàng vạn cây, tỷ lệ sống đạt 98%”.

- “ Cây cao su thường có hay mắc bệnh gì không ?”.

Hào đáp “ Cây cao su thường hay bị bệnh héo đen, khi đang non cây bị bệnh đốm mắt chim. Do vậy ngoài phun thuốc định kỳ, chúng tôi dùng vôi quét vào thân cây”.

Mặt trời đã bắt đầu khuất núi, trăng non mùa hạ đã lấp ló trong vầng mây thăm thẳm phía đại ngàn xa. Gió nam hây hẩy thổi, chuyện về cây cao su giữ rừng nghèo càng hấp dẫn lôi cuốn tôi.. Xung quanh tôi là bạt ngàn những cây cao su “lá xanh, thân trắng”. Một cây “ tâm hồn trắng” như nhà văn Hồng Nhu đã từng gọi. Dòng nhựa trắng ngày mai đang bắt đầu từ những bóng dáng ngày tháng lầm lũi đào hố trồng cao su, lầm lũi bón phân cho từng gốc cao su. Những người công nhân đang trùm khẩu trang, cõng oằn vai chiếc bình phun thuốc tưới cho cây. Đôi chân và đôi vai dường như không biết mỏi. Họ làm việc cần mẫn quên cả thời gian, bất chấp cả những ngày hè nắng nung lữa như vợ chồng Nguyễn Văn Hữu, chàng thanh niên trẻ Trần Quốc Xuân, Phạm Quang Vinh.. và bao nhiêu gương mặt khác nữa.

Tôi biết sự chờ đợi của người dân Sơn Hồng không sốt ruột, bởi trước mắt họ đã có cơ may chuyển nghề, và họ đã có niềm tin khi cây cao su bén rễ. Rừng cao su xanh với dòng nhựa trắng tuôn chảy ngày mai sẽ đứng lên thay thế cho những cánh rừng nghèo hoang dã.

 
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 29685

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72663423