01:35 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ưu tiên phát triển sản phẩm chủ lực

Thứ hai - 31/12/2012 23:14
Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2012, song sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT chủ trương đẩy mạnh quy hoạch lại sản xuất theo hướng hàng hóa, bền vững tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Vượt khó

Năm 2012, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi, nông sản rớt giá... Tuy nhiên, ngành vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,72%. Trong đó, về trồng trọt, diện tích lúa cả nước đạt hơn 7,7 triệu ha, tăng gần 100.000ha so với 2011. Năng suất bình quân đạt 56,3 tấn/ha, sản lượng đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so cùng kỳ. Đây là một con số kỷ lục trong nhiều năm qua. Trên đà thắng lợi, năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, vươn lên vị trí số một về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Về chăn nuôi, mặc dù tình hình dịch bệnh kéo dài trên đàn gia súc, gia cầm, cộng với giá chi phí vật tư đầu vào tăng cao nhưng sản lượng thịt hơi cả năm vẫn đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2011. Về thủy sản, đây vẫn luôn là một trong những lĩnh vực duy trì được thế mạnh trong ngành nông nghiệp. Sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 5,7 triệu tấn, tăng 5,2%. Đặc biệt, hoạt động khai thác ngư trường khá thuận lợi, cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập tổ, đội sản xuất khiến cho ngư dân yên tâm tích cực bám biển.

Lúa vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp. Trong ảnh: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: Thiện Quang

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011. Trong đó, có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm sắn.

Nâng cao giá trị nông sản

Năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP của ngành đạt 2,8 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu là 28,5 tỷ USD. Sản lượng lúa ước đạt 43,5 triệu tấn; thủy sản 5,9 triệu tấn và sản lượng thịt đạt 4,6 triệu tấn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, yếu kém. Đó là tình trạng phá rừng vẫn diễn ra gay gắt ở một số địa phương, việc đổi mới các mô hình sản xuất còn chậm, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi kéo dài... Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản vẫn còn nhiều bất cập. Nông sản thực phẩm kém chất lượng, độc hại vẫn được lưu hành gây bức xúc và giảm lòng tin của người tiêu dùng... Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu toàn diện ngành, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn, cả trong và ngoài nước. Đồng thời, xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; phát triển mạnh các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, rau quả, chè, điều... "Đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu là hướng đi đúng của nông nghiệp hiện nay" - GS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Bộ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, xác định rõ những cây trồng, vật nuôi, những sản phẩm tạo ra lợi thế của vùng, địa phương để tập trung phát triển; Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức sản xuất...

Theo ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230


Hôm nayHôm nay : 35895

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 408722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73455693