Triển khai Đề án Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn và khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, vụ đông năm nay xã Hương Trà huyện Hương Khê đã vận động người dân trồng mới 7,5 ha chè chất lượng cao.
Báo cáo Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cho biết, tính đến nay, Cty đã khai thác được trên 2.100 tấn mủ cao su (đạt gần 90%); thu mua 486 tấn và chế biến 2.317 tấn. Diện tích khai hoang đạt 2.141 ha; trồng mới 915 ha.
Năm 2012, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đưa vào khai thác 2.341 ha; sản lượng mủ 10 tháng đạt 2.200 tấn
Đức Lạng là xã miền núi của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có nhiều đồi núi, đất bạc màu, ít đất trồng lúa nước. Cả xã có khoảng 60ha chủ yếu trồng ngô, lạc, đậu năng suất thấp.
Sau gần 1 năm “đàm phán”, tỉnh Hà Tĩnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG) đã tìm ra phương án tối ưu nhất về tỷ lệ hưởng lợi liên kết trồng cao su giữa tập đoàn và nông dân theo phương án dân góp đất, DN góp vốn với tỷ lệ người dân được hưởng lợi 13%.
Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê trồng mới được 450 ha cao su trên kế hoạch cả năm là 640 ha. Nhờ áp dụng đúng các biện pháp khoa học trong sản xuất giống, kỹ thuật đào hố, trồng cây, chăm bón… nên toàn bộ số cao su của Công ty đều phát triển tốt.
Sau 5 năm chúng tôi mới có dịp trở lại Đội cao su Hương Thủy (thuộc Nông trường Hương Long) - nơi đặt nền móng cây cao su đầu tiên cho sự nghiệp phát triển cao su của Cty Cao su Hương Khê - Hà Tĩnh. Mới ngày nào đó thôi, nay trở lại, bốn phía đồi núi đều phủ kín bạt ngàn cao su xanh mướt.
Nhằm góp phần đưa vụ xuân 2013 đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương trích ngân sách Nhà nước các cấp để hỗ trợ cho người sản xuất.
Là một quốc gia có thế mạnh về những sản phầm làng nghề truyền thống, góp phần tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động nông thôn, trong đó có địa phương thu hút hơn 60% lao động, đổi mới bộ mặt cho quê hương đất nước. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề đang lâm vào cảnh "thoái trào", cần hướng đi mới để phát triển bền vững.
UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt "Quy hoạch chi tiết nuôi tôm trên cát công nghệ cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030" (tỉ lệ 1/1.000) với quy mô 200 ha, tập trung ở 5 vùng: Xuân Liên (Nghi Xuân); Thạch Trị và Thạch Lạc (Thạch Hà); Cẩm Hòa và Cẩm Dương (Cẩm Xuyên).
Đề tài "Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê" do Viện nghiên cứu rau quả (thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện), sau 34 tháng thực hiện, đến nay cơ bản đã thành công. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thắp lên niềm hy vọng cho nông dân Phúc Trạch khôi phục lại đặc sản bưởi quý hiếm này.
Sáng 11/9, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty cao su trên địa bàn tỉnh và định hướng phát triển trong thời gian tới.
Lâu nay, tâm lý của bà con nông dân vẫn coi vụ đông là vụ sản xuất tận dụng giữa hai vụ sản xuất chính. Với tư duy nông nghiệp cũ kỹ này, người nông dân đã bỏ lỡ những giá trị kinh tế khổng lồ mà sản phẩm của vụ đông đưa lại…
Hiệu quả từ những mô hình nuôi tôm he chân trắng trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng sẽ là hướng đi mới cho người nuôi tôm. Tuy nhiên rất cần giải pháp để nhân rộng và phát triển đưa năng suất, sản lượng tôm ở tỉnh ta ngày càng tăng cao.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ban hành quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015.
Đi tìm thương hiệu cho cây chè Việt Nam đang là bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp trồng và sản xuất chè trong nước. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, vướng mắc ở đầu vào. Sản xuất chè đại trà, vướng mắc ở đầu ra. Vòng luẩn quẩn ấy nhiều năm nay đã khiến cho thị trường chè xuất khẩu ngày một hạn hẹp, trong khi doanh nghiệp cứ loay hoay tìm hướng đi.
Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, thời gian qua huyện Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nên phong trào xây dựng mô hình kinh tế này phát triển mạnh.
Chỉ còn 5 năm nữa là Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO. Lúc đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao (CNC) của Việt Nam sẽ là sản phẩm chủ lực cạnh tranh với hàng hóa của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm 'đặc biệt' này vẫn hiếm hoi và chưa có chỗ đứng vì hầu hết các doanh nghiệp tư nhân vẫn thờ ơ. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?
Phát triển đàn lợn chăn nuôi tập trung quy mô lớn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM. Và, Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại được “chọn mặt gửi vàng”. Mặc dù là doanh nghiệp đầu tàu và đi tiên phong trong tất cả các lĩnh vực nhưng trước một khối lượng công việc được triển khai không thể nói chặng đường đi tới sẽ “xuôi chèo mát mái”...
Sáng 9/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ Đông 2012. Tham dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố.