Trồng rau xanh theo công nghệ sạch trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển, điều tưởng như không thực tế nay đang trở thành thực tế tại các địa phương vùng bãi ngang ở tỉnh Hà Tĩnh.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó cam bù được nhắc đến như một loại trái cây mang đậm hương vị quê nhà, thành món quà quí mỗi dịp Xuân về.
Chẳng biết từ bao giờ, nghề nuôi hươu xuất hiện ở Hương Sơn, chỉ biết rằng, mấy chục năm lại đây, khi nhắc đến Hương Sơn, người ta nghĩ ngay đến sản vật nhung hươu. Hươu được nuôi gần như ở tất cả nhà nông Hương Sơn, đã đưa lại cho người dân nơi đây một cuộc sống đủ đầy hơn, ấm no hơn...
Cứ mỗi độ xuân về người chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn lại phấn khởi, rộn ràng bước vào vụ hái “Lộc nhung”. Đất trời nở hoa, lộc biếc hé nụ cũng là lúc “Lộc” hươu đâm chồi, chả thế mà người xưa gọi nhung hươu chính là “Lộc trời”.
Ở tuổi 30, Nguyễn Văn Duẩn (trú xóm Liên Thanh, xã Thạch Hạ, TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng nấm.
Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch. Ngoài việc kinh doanh mua bán hái ra bạc tỷ giá trị từ cam bù, người dân ở Hà Tĩnh đi đâu, đến đâu trong túi họ cũng có dăm bảy quả cam bù để làm quà biếu bạn bè ba ngày tết, họ xem cam bù như một loài cây thiêng liêng không thể thiếu được.
Xác định tiêu chí phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân là trọng tâm của việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nên Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Một trong những mô hình kinh tế góp phần giúp nhiều nông dân nơi đây có thu nhập khá là trồng rau an toàn...
UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu một số sở, ngành cấp tỉnh, các địa phương, đơn vị liên quan về việc rà soát, điều chỉnh diện tích phát triển cây cao su.
Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm được Bộ NNPTNT coi là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp trong công tác này.
Hội nông dân huyện Cẩm Xuyên phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (ND) tỉnh vừa tổ chức lễ bế giảng lớp học nghề trồng nấm và trao chứng chỉ học nghề cho 28 ND xã Cẩm Huy.
Sáng 29/12, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn (Thạch Hà). Cùng đi có một số sở, ngành và địa phương tham gia.
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) mặn, lợ trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng, mở ra hướng đi mới nhưng cũng đang đối diện với nhiều thách thức.
Mỗi năm, cây cam đã đưa về cho người dân xã Lộc Yên (Hương Khê - Hà Tĩnh) 3 tỷ đồng. Nếu có thêm một cơ chế hỗ trợ thiết thực, thì lộ trình xây dựng sản phẩm hàng hóa chủ lực của Lộc Yên sẽ thuận lợi hơn, giá trị của cây cam Lộc Yên sẽ lớn hơn nhiều...
Dù đã tồn tại gần 20 năm và gây được “tiếng vang” nhưng đặc sản cam Khe Mây của vùng đất Hương Đô (Hương Khê) vẫn chưa có cơ hội cạnh tranh ở các thị trường lớn. Bởi vậy, cho đến nay, các đầu mối sản xuất vẫn chỉ “mạnh ai người nấy lo”...
Chiều 1/12, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển ở xã Thạch Văn (Thạch Hà).
Nuôi hươu là nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế, được nhân dân xã Sơn Quang (Hương Sơn) chú trọng trong những năm qua. Đến thời điểm hiện tại, xã có tổng đàn lên đến 2.210 con, dẫn đầu toàn tỉnh.
Tượng Sơn là xã đầu tiên ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được triển khai mô hình sản xuất rau hàng hóa theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) quy mô 2,5 ha với 20 hộ thôn Trung Lập tham gia.
Trước sự biến đổi khí hậu bất thường; bão, lũ... tiếp tục gia tăng cả về cường độ và mật độ thì việc trồng bất cứ cây nào, nhất là cao su đều được ví như “đánh bạc với trời”...
Vấn đề quy hoạch, phát triển cây cao su tại một số tỉnh miền Trung đang được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là sau thiệt hại nặng nề do bão số 10 và 11 gây ra. Là một trong những địa phương có “thâm niên” trồng cây cao su, phát triển loại cây này trên đất Hà Tĩnh là chiến lược không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, do thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của thiên tai, chúng ta cần phải có những tính toán chặt chẽ, khoa học để cao su tiếp tục “sống chung” được với gió, bão…
Khai thác lợi thế do thiên nhiên ban tặng, với 32 km bờ biển và 28 km sông Lam, những năm qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, giúp dân từng bước thoát nghèo, cùng nhau xây dựng nông thôn mới.