00:07 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » TX Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chất lượng tín dụng NHCSXH thị xã Kỳ Anh: Vững như “kiềng 3 chân”

Thứ ba - 30/05/2017 23:19
Chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp là những thông điệp mà chúng tôi tiếp nhận được trong chuyến thực tế về cho vay tín dụng ưu đãi ở thị xã Kỳ Anh...

Năm 2016, trong “tâm bão” của sự cố môi trường biển, NHCSXH thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã dồn sức hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, đặc biệt, nợ quá hạn đã về con số 0. Kết quả tiếp tục được giữ vững trong quý I/2017, khẳng định tính bền vững trong hoạt động của đồng vốn tín dụng chính sách ở vùng đất “chảo lửa, túi mưa”.

Bài học kinh nghiệm, theo đúc rút của Giám đốc NHCSXH thị xã Kỳ Anh, Phạm Ngọc Cương đó chính là sự vững vàng của thế “chân kiềng” trong phối hợp hoạt động giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác trong những năm qua.

Hàng trăm hộ dân xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh được vay vốn ưu đãi tiếp tục vươn khơi, bám biển sau sự cố môi trường biển

Chuyên nghiệp guồng máy hoạt động

Chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp là những thông điệp mà chúng tôi tiếp nhận được trong chuyến thực tế về cho vay tín dụng ưu đãi ở thị xã Kỳ Anh. Sự chuyên nghiệp trước hết ở việc tiếp thu và triển khai chỉ đạo của ngân hàng cấp trên một cách bài bản. Còn tính chủ động và sự linh hoạt lại giúp đơn vị có những giải pháp riêng, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.

Lãnh đạo NHCSXH thị xã Kỳ Anh cho biết: Cùng với việc quyết liệt thu hồi triệt để nợ quá hạn và xử lý những món vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, chúng tôi xác định giải pháp bền vững để đảm bảo chất lượng tín dụng phải là “phòng hơn chống”. Bởi vậy, khi triển khai chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về thông báo nợ đến hạn sớm cho khách hàng, đơn vị đã thực hiện rất hiệu quả. Đầu năm, thông báo cho các tổ chức hội, đoàn thể một cách chi tiết về số nợ đến hạn và trước 3 tháng thông báo đến hội cấp xã số món vay đến hạn thu hồi”.

“Cách làm này được áp dụng trên địa bàn xã Kỳ Hoa chúng tôi rất hợp lý. Phần lớn hộ vay vốn NHCSXH để sản xuất đều sử dụng vào mục đích chăn nuôi bò vì xã có diện tích đồng cỏ lớn, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Khi các hộ vay nhận được thông báo sớm trước 3 tháng, họ có tới 9 phiên chợ trâu bò (mỗi tháng có 3 phiên) để chọn thời điểm bán sản phẩm được giá nhất, chủ động tiền trả nợ cho ngân hàng. Nhờ đó, mặc dù dư nợ khá lớn - 19 tỷ đồng nhưng chất lượng tín dụng được đảm bảo”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Hoa, Nguyễn Mạnh Tân cho biết.

Để đồng vốn tín dụng ưu đãi luân chuyển nhanh nhất, mang đến nhiều cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách, NHCSXH thị xã Kỳ Anh đã quán triệt phương châm: Thu nợ đến hạn đến đâu, triển khai cho vay mới đến đó.

Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Kỳ Anh, Nguyễn Thị Thìn chia sẻ cách làm: Chúng tôi chỉ đạo và trực tiếp hỗ trợ các Tổ tiết kiệm và vay vốn vừa vận động hộ vay trả nợ đúng hạn, vừa tiến hành bình xét ở tổ về những đối tượng đủ điều kiện vay vốn. Hồ sơ, thủ tục được triển khai dần, đến lúc hộ đến hạn trả nợ thì tại phiên giao dịch đó, hộ vay mới đồng thời được giải ngân nguồn vốn. Với việc nắm sát kế hoạch trả nợ của hộ vay cũ để triển khai cho vay đối tượng mới, doanh số cho vay những năm gần đây tăng nhanh hơn, nguồn vốn chính sách quay vòng rất hiệu quả.

Chuyên nghiệp trong từng bước đi, NHCSXH thị xã Kỳ Anh luôn là đơn vị thực hiện sớm nhất việc khảo sát nhu cầu, phối hợp thực hiện phê duyệt danh sách đối tượng vay vốn, tham mưu kịp thời để Ban đại diện HĐQT phân bổ nguồn vốn cho các địa phương.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, Phan Duy Vĩnh cho biết: Sự chủ động trong công tác tham mưu của NHCSXH đã giúp Ban đại diện đưa ra những giải pháp chỉ đạo kịp thời, sát với tình hình thực tế. Cũng từ sự chủ động này đã tạo nên sự phối hợp hiệu quả giữa ngân hàng với chính quyền các cấp. Các cuộc họp giao ban giữa ngân hàng - UBND cấp xã được triển khai hiệu quả, nề nếp, qua đó kịp thời bổ cứu các giải pháp đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn ở từng địa phương. Tại các cuộc họp của cấp ủy, chính quyền địa phương vào đầu tháng, nội dung chỉ đạo chính sách tín dụng ưu đãi đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Các giải pháp tham mưu, phối hợp hiệu quả, cùng với nỗ lực của Ban lãnh đạo và mỗi cán bộ, đến cuối năm 2015, NHCSXH thị xã Kỳ Anh giải quyết được toàn bộ số nợ quá hạn 94 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trên địa bàn đến thời điểm hiện tại đạt trên 245 tỷ đồng. Kết quả, nợ quá hạn bằng 0 được giữ vững từ cuối năm 2016 cho đến nay và tỷ lệ thu lãi tiếp tục tăng từ 98,5% (cuối 2016) lên trên 99,8 % (cuối tháng 4/2017).

Mẹ con chị Đào Thị Oanh chăm sóc đàn bò của gia đình từ vốn vay chính sách

Khi người dân tích cực vào cuộc

Theo Giám đốc Phạm Ngọc Cương, mọi giải pháp trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của ngân hàng và các tổ chức hội, đoàn thể đều hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với việc phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn. Thành công của đơn vị đó là đã kéo người dân vào cuộc, chủ động, tích cực tham gia giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn, trả lãi, trả nợ cho ngân hàng.

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình tiếp cận kênh dẫn vốn tín dụng ưu đãi, chị Đào Thị Oanh ở xóm Hòa Thắng, xã Kỳ Hoa cho biết, chị là người mẹ đơn thân nên rất vất vả trong việc xoay xở nuôi con ăn học. Năm 2014, chị được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo và đã mua bò về nuôi. Đến đầu năm 2017, được Tổ tiết kiệm và vay vốn báo tin sắp đến hạn trả tiền vay cho ngân hàng, chị đã chủ động tính toán, bán bò, trả nợ trước hạn 2 tháng.

“Nhiều lần được tạo điều kiện vay vốn, tôi đã nhận thức được trách nhiệm của người vay. Mình có trả nợ đúng hạn, mới có uy tín cho những cơ hội tiếp theo cho bản thân và những hộ khó khăn khác. Bởi vậy, tôi đã tính toán sớm và trả được nợ trước hạn cho ngân hàng. Ít tháng sau, có nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo và tôi vừa được vay mới với số tiền 50 triệu đồng. Tôi đã mua được 3 con bò, mẹ con tôi thay nhau đi chăn thả để phát triển kinh tế gia đình”, chị Oanh kể.

Còn chị Trần Thị Kiều ở thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà là một gia đình ngư dân đông con được vay nhiều chương trình đã chia sẻ: “Chồng tôi bị tai nạn khi lặn biển nên không còn sức lao động. Nhờ có nguồn vốn cho vay hộ nghèo, rồi hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tôi cùng các con đã có điểm tựa để lao động, phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống gia đình. Chúng tôi biết ơn nguồn vốn nhân văn này và cách để cảm ơn không gì hơn là lo trả lãi đúng kỳ, trả nợ đúng hạn. Chưa bao giờ tôi để chậm một ngày tiền lãi, tiền nợ ngân hàng và tôi cũng thường chia sẻ câu chuyện của mình để tạo ý thức chung trong các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn chúng tôi”.

Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Hải Hà Trần Thị Thủy cho biết: Ngoài việc tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người vay vốn, chúng tôi thường xuyên giúp nhau về kinh nghiệm làm ăn và có sự tương trợ khi cần thiết đối với những hộ gặp khó khăn đặc biệt. Từ nguồn quỹ do Hội Nông dân xóm xây dựng (300 nghìn đồng/người/năm), nếu thành viên vay vốn nào gặp khó khăn hay hoạn nạn đột xuất mà đã đến ngày thu nợ, thu lãi ngân hàng, chúng tôi sẽ vận dụng để giúp đỡ họ hoàn trả đúng hạn. Nhờ đó, với 51 hộ vay, dư nợ trên 1,5 tỷ đồng, tổ chúng tôi không có nợ quá hạn.

Những gia đình vay vốn ưu đãi ở thị xã Kỳ Anh mà chúng tôi gặp đều có cùng trách nhiệm trả nợ, trả lãi ngân hàng đúng hạn và tuyên truyền, giúp đỡ các gia đình khác cùng thực hiện nghiêm túc những cam kết khi vay vốn.

Theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà, Lê Văn Luyện thì nhận thức của người dân về chính sách tín dụng ưu đãi đã chuyển biến vượt bậc so với trước đây. Nếu như cách đây hơn 10 năm trước, do nhận thức nguồn vốn ưu đãi như là cho không nên tỷ lệ nợ quá hạn cao, thì sau quá trình tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, nợ quá hạn đã được giải quyết dứt điểm và được duy trì từ cuối năm 2016 cho đến nay. Người vay vốn bây giờ đã hiểu rõ rằng khi họ thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ, trả lãi cho ngân hàng không chỉ là tạo cơ hội cho mình, cho các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, những gia đình khác trong toàn xã, mà còn là góp phần xây dựng kênh vốn tín dụng ưu đãi vững bền để tiếp sức, đồng hành với nỗ lực giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 222

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73047193