23:58 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » TX Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ Hưng (thị xã Kỳ Anh): Tự hào xã Nông thôn mới

Thứ bảy - 24/12/2016 09:54
Kỳ Anh xưa là vùng đất phên dậu phía Nam của Hà Tĩnh, nơi được coi là “ Ống gió, chảo lữa, túi mưa” song lại là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất và anh dũng trong chiến đấu. Tự hào với truyền thống 180 năm xây dựng và phát triển, huyện Kỳ Anh không ngừng vươn lên trong lao động, sản xuất để trở thành vùng quê phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, trở thành điểm sáng của Hà Tĩnh.

 

      Huyện Kỳ Anh nằm phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh với 1 bờ biển dài  63 km, có cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Trải qua các thời kỳ, đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua ra sắc dụ chia huyện Kỳ Hoa thành 2 huyện: huyện Kỳ Hoa và huyện Hoa Xuyên. Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh. Sự thành lập huyện Kỳ Anh có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên Kỳ Anh xuất huyện trên lãnh thổ Quốc gia Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Kỳ Anh, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển và trở thành một đơn vị hành chính quan trọng ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.

 

     Kỳ Anh là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc, phong phú như; hát giặm O Nhẫn làng Đan Du, những điệu sắc bùa trong các dịp lễ Tết và cả hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, đền Phương Giai, khu mộ hai anh em Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý, Hoành Sơn quan, thắng cảnh Đèo Ngang,  Lũy đá cổ Kỳ Lạc... cùng  nhiều chùa, đình, miếu với hàng chục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc con người Kỳ Anh là niềm tự hào về một vùng quê có bề dày truyền thồng văn hoá, lịch sử.

Lũy đá cổ Kỳ Lạc -một công trình kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

      Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá mà Kỳ Anh còn là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiều thế hệ người Kỳ Anh đã đứng lên đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc, tàn bạo, đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn huyện. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 đã mở ra thời kỳ mới cho Cách mạng cả nước. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1930, ở Kỳ Anh đã thành lập được 7 chi bộ Đảng với 42 đảng viên. Để thống nhất về tổ chức và tập trung lãnh đạo, trong 2 ngày 4-5/6/1930, tại đền Phương Giai (xã Kỳ Bắc), Hội nghị thành lập Đảng bộ Cộng sản Việt Nam huyện Kỳ Anh được tiến hành. Đồng chí Nguyễn Tiến Liên được bầu làm Bí thư Huyện ủy.                                     

      Sau Cách mạng tháng Tám, trước những khó khăn chồng chất, với ý chí và bản lĩnh của mình Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã vượt lên, chiến thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và giành nhiều thắng lợi quan trọng khác.  Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Kỳ Anh đã nêu cao ý thức tự lực, tự cường với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Cùng với hậu phương, lớp lớp con em Kỳ Anh lên đường bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, ở đâu cũng chiến đấu dũng cảm và lập công xuất sắc. Đội Du kích Hải Khẩu, Đội Dân quân gái Kỳ Phương, Dân Quân du kích xã Kỳ Tân, Trạm Cảnh sát bảo vệ giao thông Kỳ Anh, Đồn Công an vũ trang 112 và Anh hùng Đặng Đình Ghí, Trương Xuân Hoà, Phan Công Nam, Nguyễn Văn Trường, Vương Đình Nhỏ, Nguyễn Văn Lộc... là những đại diện cho ý chí và trí tuệ của nhân dân Kỳ Anh anh dũng trong kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước. Ghi nhận những đóng góp to lớn của quân và dân huyện nhà, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho 22 tập thể, 6 cá nhân, 58 “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và 1 đơn vị được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”.

      Từ một huyện nghèo trong cả nước,  trải qua 25 kỳ Đại hội đảng bộ huyện, với tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, cùng với sự gúp đỡ to lớn của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức quốc tế, Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã giành được nhiều kết quả quan trọng: Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Được các tổ chức OXFAM Anh và tổ chức PAM tài trợ. Kỳ Anh đã hoàn thành việc xây dựng các tuyến đê ngăn mặn ở các xã Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Hưng, Kỳ Trinh với tổng số vốn đầu tư 16,5 tỷ đồng, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các xã vùng ngập mặn. Giáo dục Kỳ Anh tiếp tục được củng cố và phát triển về cả số lượng và chất lượng. Năm 1992, toàn huyện được công nhận “Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ”.  Kỳ Tân trở thành điểm sáng của giáo dục cả nước và vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

     Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, bước đầu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong 5 năm (1996-2000), Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã phấn đấu tạo được sự phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên các lĩnh vực, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được quan tâm.Ngày 23/10/1997, Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt  định hướng khu công nghiệp Cảng biển Vũng Áng. Khu công nghiệp Cảng biển Vũng Áng là một trong những khu công nghiệp tập trung thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế, một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ và có vị trí quan trọng về bảo vệ an ninh, quốc phòng. Nhiều dự án đã và đang đầu tư xây dựng ở khu kinh tế Vũng Áng  được khởi công. Khu Kinh tế Vũng Áng trở thành Khu kinh tế động lực không chỉ trong nước mà khu vực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá; hội nhập, phát triển làm thay đổi diện mạo của một vùng quê. Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển khá, giá trị bình quân hàng năm tăng lên 16,3%. Tỷ lệ hộ nghèo từ 28,35% giảm còn 10,38%. 

Biển Kỳ Xuân vào mùa thu hoạch.

       Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị hoàn thành tốt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng các công trình, dự án. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thu ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt cao nhất từ trước tới nay. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đảm bảo ổn định chính trị. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, Chi bộ được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 12,5% ; giá trị sản xuất xã hội đạt 3.279 tỷ đồng, thu nhập bình quần đầu người đạt 11,5 triệu đồng. Các công trình dự án trọng điểm được triển khai tích cực nhất là Khu kinh tế Vũng Áng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường. Vào năm 2011, có 84 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 180.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được quan tâm và có những chuyến biến tích cực. 

     Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Đảng bộ, nhân dân  huyện Kỳ Anh đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, đạt được kết quả khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, thu ngân sách tăng cao; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả quan trọng; văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; giữ vững ổn định chính trị; hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cơ bản ổn định; công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến rõ nét; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường và mở rộng. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân hằng năm tăng 20,03 %/ năm. Thu nhập bình quân đầu người 36,8 triệu đồng/năm. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư phục vụ các dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng được cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị tập trung triển khai quyết liệt, được Trung ương, tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Toàn huyện đã triển khai giải phóng mặt bằng được 154 dự án, thu hồi 4.429ha đất, có 14.580 hộ bị ảnh hưởng, 2.119 hộ phải di dời, đã di dời 1.683 hộ lên khu tái định lên khu tái định cư, cất bốc 4.361 ngôi mộ; chi trả tiền bồi thường trên 2.990 tỷ đồng, góp phần quan trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa là tiền đề cho sự ra đời của thị xã Kỳ Anh.

    Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Trong 5 năm, huyện Kỳ Anh đã đầu tư trên 610,6 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới; xây dựng được 1.029 mô hình sản xuất - kinh doanh, thành lập mới 166 doanh nghiệp, 65 hợp tác xã, 134 tổ hợp tác; có 3 xã đạt “Xã nông thôn mới”. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống tinh thần nhân dân không ngừng được cải thiện. An ninh trật tự xã hội được đảm bảo, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Kỳ Anh.

   Thực hiện Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH 13, ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh và 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh. Ngay sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,  trong điều kiện bộn bề khó khăn, thách thức, nhưng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã tập trung cao độ, với quyết tâm chính trị sớm ổn định nơi làm việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.  

Trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh sau thực hiện Nghị quyết 903

của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

thăm khu Trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh sau điều chỉnh địa giới hành chính..

       Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định mục tiêu  Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy dân chủ, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác tiềm năng, lợi thế, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp hỗ trợ - tiểu thủ công nghiệp; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Kỳ Anh cơ bản trở thành huyện Nông thôn mới, xã Kỳ Đồng cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại V”. Với các khâu  đột phá: Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; Thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; Ưu tiên phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ hậu cần cho Khu kinh tế Vũng Áng.       

    Trong điều kiện mới, huyện Kỳ Anh còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Điểm xuất phát thấp, là huyện thuần nông, kinh tế hàng hóa chưa phát triển; các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ chưa đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nghèo nàn, trung tâm hành chính huyện và cơ quan hành chính chưa được đầu tư xây dựng; nguồn thu ngân sách hạn hẹp; nguồn lực đầu tư phát triển khó khăn; trình độ, chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.  Với sự giúp đỡ của cấp trên, cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới; ổn định đời sống nhân dân, phục hồi, phát triển sản xuất; quốc phòng - an ninh được giữ vững, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ. Toàn huyện đã thành lập được 1.090 mô hình, 394 tổ hợp tác, 89 hợp tác xã, 250 doanh nghiệp; đạt được 230 tiêu chí, bình quân 10,9 tiêu chí/xã. Có 05 xã đạt 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động văn hóa, thể thao được tăng cường, phát triển về chất lượng; công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, đặc biệt các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Giáo dục & đào tạo có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 59 trường học. Trong đó, có 36 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng được nâng lên.  Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố và tăng cường; năng lực quản lý, điều hành của chính quyền được nâng cao.

Tự hào với truyền thống 180 năm xây dựng và phát triển.

         Nhìn lại chặng đường phát triển 180 năm qua, đặc biệt sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, với ý chí quyết tâm, sự đoàn kết phấn đấu cao,  huyện Kỳ Anh đã từng bước vươn lên, diện mạo quê hương ngày càng đổi mới. Từ điểm xuất phát thấp,  từ một huyện thuần nông, được xem là nghèo nhất, nhì trong cả nước nhưng Kỳ Anh  hôm nay đã đổi mới và phát triển khá toàn diện. An ninh chính trị - trật tự an toàn  xã hội luôn được giữ vững,  khối đại đoàn kết  toàn dân được cũng cố và tăng cường. Quốc phòng - an ninh được giữ vững là nền tảng sức mạnh để đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kỳ Anh vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.  Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Danh- TUV- Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND  huyện Kỳ Anh cho biết; “ Bước vào thời kỳ mới, thực hiện NQ 903 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội  về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh và thành lập thị xã Kỳ Anh. Đây là thời cơ vận hội mới để huyện Kỳ Anh nói riêng và quê hương Kỳ Anh sẽ tiếp tục phát triển. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng; Với truyền thống lịch sử vẻ vang 180 năm của huyện nhà, với 1 bề dày  truyền thống văn hóa, cách mạng và lịch sử bằng sự đoàn kết, đồng lòng, vượt khó đi lên, bằng ý chí, quyết tâm sức sáng tạo của con người Kỳ Anh và tranh thủ sự giúp đỡ của TW, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ  tỉnh và các đoàn thể tỉnh và  cùng các địa phương, Kỳ Anh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh lần thứ XXV xây dựng Kỳ Anh trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, 1 trong những địa phương  dẫn đầu trong toàn tỉnh phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân thực sự trong sạch vững mạnh, đưa quê hương Kỳ Anh trên con đường tiến tới giàu mạnh văn minh”. 

        Phấn khởi, tự hào với những kết quả to lớn đã giành được trong chặng đường vừa qua. Với những thành tựu và kinh nghiệm đã tích lũy được, với truyền thống vẻ vang của một vùng đất văn hiến lâu đời, với tiềm năng và lợi thế, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng huyện Kỳ Anh sớm trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2020.

 

 

Theo Mạnh Hải- Phạm Tuấn- Anh Đức/kyanh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1216653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72899362