01:43 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các địa phương đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ hai - 29/06/2015 03:26
(TNNN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay trên cả nước đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Qua hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã có nhiều kết quả. Cụ thể, đã phê duyệt 5 quy hoạch trên phạm vi cả nước, 17 quy hoạch vùng phục vụ tái cơ cấu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong đó, đối với quy hoạch cả nước, đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cả nước năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản, quy hoạch phát triển các ngành hàng lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, rau quả, ngô.
Với quy hoạch vùng, hoàn thành quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc-Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong điều kiện biến đổi khí hậu; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một số vùng.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.
Ban Chỉ đạo trên do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban. Trong đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành hỗ trợ thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên toàn quốc; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong cả nước được Trung ương lựa chọn thí điểm xây dựng và thực hiện “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp”. Hiện nay, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng với các đề xuất chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.Trong đó, tỉnh xác định doanh nghiệp chính là yếu tố dẫn dắt, đưa chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đi đến thành công. Nhìn lại những kết quả đạt được trong năm qua càng thêm vững tin để đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp phát huy thành công.
Hiện tại, Đồng Tháp được đánh giá là địa phương vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và khoa học công nghệ để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Nguyễn Thanh Hùng, cho rằng đối với tỉnh thì doanh nghiệp là chiến sĩ trong mặt trận kinh tế. Doanh nghiệp trong tái cơ cấu nông nghiệp cũng như trong phát triển kinh tế của Đồng Tháp là động lực cho phát triển kinh tế. Chính vì thế hiện nay và sắp tới, Đồng Tháp sẽ tăng cường hơn nữa một số chỉ số thành phần điểm còn thấp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thông qua Đề án này, tỉnh đang hướng tới tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng. Trong đó chú trọng việc đưa nông sản của địa phương vươn lên một tầm cao mới nhằm nâng cao đời sống của và con nông dân tại địa phương.
 Tỉnh Quảng Nam có hơn 113.000 ha đất nông nghiệp. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chủ lực với hơn 87.000 ha. Phần lớn diện tích đất lúa ở đây độ phì thấp nên hiệu quả canh tác không cao. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu những năm qua dẫn đến khô hạn vào mùa nắng, rét lạnh vào mùa Đông khiến năng suất bấp bênh.
Tại các huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, nhiều diện tích trồng lúa trước đây được bà con thay thế trồng rau đậu các loại. Nhờ chủ trương thủy lợi hóa đất màu, xây dựng hạ tầng giao thông nội đồng và thâm canh theo mô hình sản xuất rau an toàn, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Lê Muộn cho hay sau gần 2 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp tỉnh có nhiều khởi sắc. Các loại cây trồng ngắn ngày dần thay thế cho cây lúa.
Ngoài những vùng chuyên canh màu, việc chuyển đổi màu trên đất lúa có tăng thêm 2 loại cây hiệu quả kinh tế cao như ngô và đậu phụng. Hiện 2 loại cây này tăng thêm so với cùng kỳ vài trăm hec-ta.Tỉnh phấn đấu đến hết năm nay sẽ chuyển đổi gần 2000 ha lúa sang canh tác rau màu hoặc luân canh lúa với rau màu góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước, thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 53,5%, là mức cao so với các tỉnh thành trong cả nước.Hiện tại, cơ cấu nông nghiệp tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, các vùng sản xuất tập trung dần được hình thành, công tác thu hút kêu gọi đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, kinh doanh và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong lĩnh vực nông nghiệp, địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, với quan điểm lấy doanh nghiệp làm nòng cốt để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp thực hiện mô hình mẫu và phối hợp với cơ quan khoa học để chuyển giao hướng dẫn cho nhân dân cùng thực hiện đã tạo ra các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các doanh nghiệp được hỗ trợ, đổi mới công nghệ, ứng dụng vật liệu mới để đóng tàu du lịch, đóng lồng bè nuôi thủy sản thay thế các vật liệu nhanh hỏng, ô nhiễm môi trường.
 Tỉnh quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực được quan tâm giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Giá bán các sản phẩm đều tăng và ổn định, quá trình triển khai các dự án thương hiệu đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung.
Về trồng trọt, chăn nuôi, tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả. Các thương hiệu đã được thị trường đón nhận tích cực và trở thành hàng hóa, giúp nông dân nâng cao thu nhập như: rau an toàn Quảng Yên, chè đường hoa, giống vật nuôi, cây trồng mới có chất lượng cao được ứng dụng sản xuất và nhân rộng như giống lợn VCN – MS15, giống thịt bò cao sản, giống vịt nước mặn...Phương thức canh tác tiên tiến cũng được áp dụng trong sản xuất giống, sản xuất rau hữu cơ chất lượng cao và ứng dụng tưới nước theo công nghệ Israel đã được triển khai ở nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh.
Về phát triển thủy sản, địa phương đã đưa vào nuôi trồng 20.100 ha ao đầm, mặt nước trên biển với nhiều loài giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ, cá song, hàu biển, tu hài, hải sâm, cua biển và một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, kết nối giữa sản xuất nguyên liệu thủy sản với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản có lợi thế so sánh.
Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư trong các lĩnh vực khác (công nghiệp, xây dựng) đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ du lịch khá hiệu quả.
Việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh Thanh Hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.Theo thống kế trong giai đoạn 2011 - 2013 ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 0,9% vào tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1% của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa, trong đó tỷ trọng GDP của ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần qua các năm, từ 24,1% năm 2010 xuống còn 19,5% năm 2013; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,1%/năm; trong đó trồng trọt tăng 3,2%, chăn nuôi tăng 7,3%, lâm nghiệp tăng 17,9%, thủy sản tăng 5,7%, và dịch vụ nông nghiệp tăng 9,9%.
 Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa có một số thuận lợi như: Tài nguyên đất nông nghiệp phong phú; nguồn lao động dồi dào; có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua, có thể kết nối với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước; đường bờ biển dài hơn 102 km là một trong những lợi thế lớn nhất cho phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; trong những năm qua kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất được nâng cấp, khoa học công nghệ đã được quan tâm đầu tư; đặc biệt trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển toàn diện, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiện ngành nông nghiệp tỉnh tuy tăng trưởng khá nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; quan hệ sản xuất chậm đổi mới, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức. Do đó, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững và hiệu quả là yêu cầu cần thiết đặt ra.
Với mục tiêu tổng quát là duy trì tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân và mức sống của cư dân nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro về thời tiết và thiên tai, góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia, Đề án tập trung vào một số lĩnh vực như: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
Theo đó, phát triển trồng trọt theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao; tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến; sẽ giảm một số cây trồng truyền thống có hiệu quả kinh tế chưa cao sang các cây trồng có tiềm năng năng suất và chất lượng. Về chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, công nghệ cao, đồng bộ theo chuỗi giá trị gắn với thị trường; đổi mới chăn nuôi nông hộ truyền thống sang chăn nuôi an toàn, bền vững.
Về lâm nghiệp, nâng cao chất lượng rừng, hình thành vùng sản xuất gỗ lớn, vùng luồng thâm canh tập trung, gắn với chế biến lâm sản và tiêu thụ; tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu, thay thế dần các sản phẩm thô; đồng thời tiếp tục nâng tỷ lệ che phủ rừng. Về thủy sản, giảm dần sản lượng khai thác ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến. Về diêm nghiệp, cải tạo đồng muối theo hướng đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, nâng mức sống cho diêm dân…
Như vậy, để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, mỗi địa phương cần linh hoạt trong việc đưa chính sách vào cuộc sống. Muốn đưa tái cơ cấu vào đồng ruộng phải biết tâm tư, nguyện vọng của nông dân, suy nghĩ của doanh nghiệp. Đồng thời để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân, tạo động lực tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần có chính sách lâu dài để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 
Theo: tnnn.hoinongdan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 318

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 32793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 148663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60470620