23:29 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cận cảnh ngành chăn nuôi khổng lồ của Australia

Thứ hai - 06/07/2015 21:04
Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn cận cảnh về ngành chăn nuôi và chế biến thịt bò của Australia – một “đối tác cạnh tranh” khổng lồ của Việt Nam khi nước ta gia nhập TPP, Dân Việt trân trọng giới thiệu bài dịch tổng hợp của chuyên gia Phạm Hoàng Ngân về vấn đề này.

Úc là một trong những nước chăn nuôi gia súc hiệu quả nhất trên thế giới, và đứng thứ 3 trên thế giới vể xuất khẩu thịt bò.  Tổng lượng đàn gia súc của Úc hiện có khoảng 29,3 triệu con. Diện tích phục vụ ngành chăn nuôi bò chiếm trên 55% diện tích nông nghiệp Úc. Ngành này giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 công nhân làm việc trong toàn chuỗi từ chăn nuôi, đến chế biến và bán lẻ.

Can canh nganh chan nuoi khong lo cua Australia Nông dân Úc là người quyết định chọn thị trường cho sản phẩm chăn nuôi. 

Sản xuất:

Sản lượng thịt bò và thịt bê của Úc niên vụ 2013-2014: 2,5 triệu tấn.  Queensland là bang chăn nuôi bò và bê lớn nhất của Úc. Úc chiếm đến 4% dự trữ gia súc toàn cầu và là nước chăn nuôi bò lớn thứ 7 thế giới; đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu thịt bò

Tiêu dùng:

Người dân Úc tiêu thu khoảng 30,9 kg thịt bò/năm (theo số liệu niên vụ 2013-2014). Có tới 95.5% người tiêu dùng thịt tươi sống của Úc cho biết có sử dụng thịt bò trong năm

Xuất khẩu:

Niên vụ 2013-14, Úc xuất khẩu 70% sản lượng thịt bò và bê đến khoảng 100 nước, kim ngạch đạt 6.45 tỷ đô la Mỹ.  Kim ngạch xuất khẩu thịt bò và bê niên vụ 2013-2014 đạt 6,45 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu gia súc sống niên vụ 2013-14 đạt 1,05 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thịt bò chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Úc. Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của thịt bò Úc là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Con giống

Giống bò nuôi ở Úc được chia làm hai nhóm chính. Nhóm giống ôn đới (Bos Taurus) được du nhập từ nước Anh và châu Âu; và giống nhiệt đới (Bos Indicus) du nhập từ dòng bò Zebu của Ấn Độ- là giống tương đồng với giống Brahman (của Úc) hoặc giống Brahma (của Hoa Kỳ). Điều kiện vị trí địa lý và khí hậu là yếu tố quan trọng khi xác định loại giống bò nuôi. Giống ôn đới thích nghi với điều kiện khí hậu mưa nhiều ở vùng phía Nam nước Úc, trong khi đó giống nhiệt đới phù hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở miền bắc nước này.

Tại Úc, giống bò Bos Indicus được nuôi và xuất khẩu bò nguyên con sống sang Indonesia hoặc xuất khẩu thịt xẻ (fattened and processed) ở vùng chăn nuôi phía Nam. Trong khi đó, giống bò Bos Taurus được giết mổ thành thịt xẻ (fattened processed) và được tiêu thụ trog nước, và xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Nhật Bản. Có nhiều giống bò được sử dụng. Cũng có nhiều giống khác, như giống bò khác là giống Famous Bos Indicus (gồm giống Brahman và giống Santa Gertrudis), và giống Bos Taurus (gồm giống British Angus và Hereford), giống French Charolais

Chất lượng: 

Chất lượng thịt bò Úc khác nhau phụ thuộc theo các nguồn giống vật nuôi khác nhau. Giống Bos Indicus ưa dùng của các nhà chăn nuôi vùng phía Bắc của Úc, vì giống này chịu được khắc nghiệt, chống chịu bệnh, chịu được nóng, tuy nhiên chất lượng của giống bò này không bằng giống Bos Taurus của miền Nam. Diện tích chăn nuôi miền Bắc chiếm tới 70% diện tích nuôi bò của toàn nước Úc.

Số lượng đầu bò nuôi miền Bắc chiếm 50% lượng đầu bò nuôi toàn quốc. Bò nuôi ở miền Bắc chủ yếu nuôi chăn thả tự nhiên và ăn cỏ tươi. Bò nuôi ở miền Bắc được xuất khẩu sang các nước châu Á, trong đó Indonesia là nước nhập khẩu khá lớn bò sống của Úc. 

Một lượng bò nuôi thả ở miền Bắc được chuyển vào miền Nam để được nuôi vỗ béo tiếp một thời gian trước khi đưa vào giết mổ, sau đó được đóng hộp và xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dưới dạng thịt hun khói các thực phẩm humburger, mặc dù ở Hoa Kỳ lượng bò nuôi nhiều hơn cả Úc, nhưng thịt bò Hoa Kỳ là thịt cao cấp, chủ yếu phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp.

Chăn nuôi bò ở miền Nam được nuôi theo hướng thâm canh hơn so với chăn nuôi bò ở miền Bắc. Các giống bò được nuôi ở miền Nam là các nguồn giống bò của Anh và của châu Âu, cho trọng lượng lớn và cung cấp thịt chất lượng rất ngon, có giá trị cao, được tiêu thụ ở thị trường cao cấp. Bò nuôi được đưa vào giết mổ ở nhiều độ tuổi và được xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga.

Giống bò Bos Taurus được nuôi chủ yếu ở vùng phía Nam của Úc và cho chất lượng sản phẩm rất cao, an toàn dịch bệnh. Giống bò Nhật Bản Wagyu là giống bò được người tiêu dùng Nhật Bản và Hàn Quốc ưa chuộng. Để vào được thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, bò phải được nuôi trong hệ thống chăn nuôi và vỗ béo, với chu kỳ nuôi khoảng 300 ngày. 

Thường thì trong các năm khô hạn thì sản lượng bò giết mổ có xu hướng tăng cao, vì nông dân thường muốn bán bò ít năm tuổi để tiết kiệm lượng cỏ, và giảm hẳn lượng bò đưa vào các trại nuôi bò vỗ béo. 60% sản lượng thịt bò Úc được xuất khẩu ra các nước. Úc hiện là nước xuất khẩu thịt bò lớn thứ 3 thế giới, đứng sau Brazil (số 1) và Hoa Kỳ (số 2).

Can canh nganh chan nuoi khong lo cua Australia

 

Bò Úc có hai nhóm giống chính là Bos Tarus và Bos Indicos.

 

Chuỗi giá trị bò và các tác nhân tham gia:

Các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trước khi sản xuất. Các nhà chăn nuôi bò Úc dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ gồm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn. Các nhà cung cấp dịch vụ này hỗ trợ các nhà chăn nuôi đặt chỗ kho trữ, tư vấn thị trường và hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Cung cấp nguồn gen:

Ở Úc hiện có vài nghìn nhà sản xuất nguồn giống bò và cung cấp các nguồn gen tốt, có hiệu quả kinh tế. Trong nghìn nhà cung cấp giống, chỉ có một số nhà cung cấp uy tín, quy mô lớn, họ sử dụng các nguồn gen để tạo các con giống có chất lượng.

Ở Úc, nông dân là người phải quyết định họ nhắm đến thị trường nào để bán sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi của Úc chia theo mấy loại: Thị trường bê (trao đổi bê 9 tháng tuổi), thị trường yearling (12 tháng tuổi), thị trường vỗ béo (18 tháng nuôi) hoặc thị trường bò grass-fed.

Sau khi ra quyết định sẽ chọn thị trường nào, người nông dân sẽ chọn loại giống phù hợp với nhu cầu của thị trường đã xác định và giống phù hợp với điều kiện môi trường địa phương. Hiện tại, một số giống bò được nuôi phổ biến ở Úc có: giống bò Angus là giống phổ biến nhất tại Úc, do ưu thế cho chất lượng cao (cân bằng được mỡ và nạc); giống Charolais cho ưu thế về tăng trưởng nhanh; và giống Brahman là giống rất khỏe, có khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt ở miền Bắc nước Úc.

Chế độ nuôi  

Bò Úc được nuôi theo các chế độ khác nhau tùy theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ: Bò nuôi bằng ngũ cốc, bò nuôi bằng cỏ, bò hữu cơ, bò giống đặc chủng (như Wagyu hay Angus); hoặc nuôi theo yêu cầu cụ thể (nuôi xuất khẩu bò sống, nuôi phục vụ chế biến, nuôi phục vụ nội địa, nuôi phục vụ thị trường cao cấp Nhật Bản, Hoa Kỳ)… 

Ví dụ đối với thị trường Nhật Bản, bò nuôi sẽ được đưa vào giai đoạn vỗ béo khi đạt trọng lượng 380-480 g. Các trại vỗ béo bò thường được đặt gần các vùng trồng trọt ngũ cốc để có nguồn thức ăn dồi dào, và tiết kiệm chi phí vận tải. Khu vỗ béo bò lớn nhất của Úc đang ở phía Nam của bang Queensland, thuộc sở hữu của hãng đóng gói thịt Nippon Úc, có công suất nuôi khoảng 75.000 con/1 chu kỳ.

Trại vỗ béo

Tại nước Úc, chăn nuôi bò chủ yếu theo hình thức chăn nuôi thả trên đồng cỏ. Vì vậy, từ thập kỷ 1980, mô hình trại vỗ béo bò đã phát triển rất phổ biến ở nước Úc. Trong giai đoạn này, bò được cung cấp chế độ ăn cung cấp năng lượng cao trong khoảng từ 60 đến 300 ngày để đạt đến các mức trọng lượng theo yêu cầu của từng loại thị trường.

Can canh nganh chan nuoi khong lo cua Australia

 

Nước Úc có khoảng 23.9 triệu con gia súc.

Các trại vỗ béo được hình thành ở cả miền Bắc và miền Nam nước Úc, đặt gần những vùng trồng ngũ cốc. Bò được nuôi theo quy trình vỗ béo dài ngày là để cung cấp thịt chất lượng cao cho các thị trường cao cấp, như người tiêu dùng Nhật Bản. Bò vỗ béo ngắn ngày là để cung ứng cho thị trường nội địa.

 

Toàn nước Úc hiện có công suất vỗ béo khoảng 1 triệu con bò cho 1 chu kỳ nuôi. Xu hướng trong những năm tới, công nghệ vỗ béo bò của Úc tiếp tục phát triển do nhu cầu thị trường thịt bò vỗ béo bằng ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng trên thế giới, đặc biệt là các thị trường châu Mỹ. Có nhiều tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia đầu tư vào công đoạn vỗ béo bò ở Úc, ví dụ như Tập đoàn Cargill của Mỹ đầu tư và sở hữu lượng lớn trại vỗ béo bò và các nhà máy chế biến ở nhiều vùng trên nước Úc.

Nhà chế biến thịt:

Các nhà máy chế biến thịt bò tập trung chủ yếu ở bang Queensland nước Úc, với công suất chế biến khoảng 40% sản lượng thịt đỏ của nước này. 5 hãng chế biến thịt lớn nhất hiện đang chế biến với công suất 50% sản lượng thịt đỏ của Úc, đều là các công ty đầu tư nước ngoài hoặc là các công ty liên doanh nước ngoài như Cargill, Swift, Teys và Hãng đóng gói thịt Nippon (Nippon Meat Packers).

Quản lý chất lượng

Ở Úc, bò nuôi theo bất kỳ hình thức nào, chăn thả nuôi cỏ hay vỗ béo trong trại đều được quản lý bằng công nghệ đeo thẻ điện tử trên tai của từng con bò. Hệ thống này cho phép theo dõi và ghi nhận mọi dữ liệu về hoạt động, tình trạng phát triển của mỗi con bò, cho phép quản lý thông tin về mỗi con bò từ vùng nuôi đến nơi giết mổ, cung cấp thông tin đầy đủ chứng minh được về độ an toàn và chất lượng cao của thịt bò Úc.

Ở Úc, nông dân là người phải quyết định họ nhắm đến thị trường nào để bán sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi của Úc chia theo mấy loại: thị trường bê (trao đổi bê 9 tháng tuổi), thị trường yearling (12 tháng tuổi), thị trường vỗ béo (18 tháng nuôi) hoặc thị trường bò grass-fed.
Theo: trangtraiviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 341037

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73388008