10:10 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ tư - 22/07/2015 09:49
Chiều 22/7, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã họp hội nghị sơ kết việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm 2015 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2015. Ảnh: VGP/Thành Chung

Kinh tế-xã hội vùng Tây Nam Bộ phát triển khá

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt trên 213.000 tỉ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt trên 8,5 tỉ USD, tăng 21,4%, giá trị xuất siêu khoảng 2,9 tỉ USD, trong đó chủ yếu là xuất khẩu gạo. Tính tới ngày 30/6, các tỉnh đã xuất khẩu được trên 2,7 triệu tấn gạo, giá trị đạt hơn 1,1 tỉ USD, tuy nhiên đều giảm trung bình 10% về sản lượng và giá trị.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng ước đạt 116.000 tỉ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Riêng lĩnh vực giao thông vận tải, khu vực này đang triển khai 148 dự án với tổng mức đầu tư 125.600 tỉ đồng. Một số công trình huyết mạch liên vùng đã hoàn thành hoặc đang triển khai, góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng.

Tổng thu ngân sách địa phương toàn vùng đạt 56,3% dự toán với giá trị là 22.894 tỉ đồng; chi ngân sách các địa phương đạt 42.441 tỉ đồng.

Trong lĩnh vực tín dụng, huy động vốn ước đạt 295.000 tỉ đồng, tăng 6,8% so với cuối năm 2014. Hiện nay, tổng dư nợ đạt 360.000 tỉ đồng, trong đó, dư nợ khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 46% tổng dư nợ.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết thêm, chính sách tín dụng đã góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong vùng và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Hiện dư nợ cho vay nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm đạt 22.500 tỉ đồng; dư nợ cho vay nuôi, chế biến cá tra đạt khoảng 18.500 tỉ đồng; dư nợ cho vay lúa gạo tại khu vực ĐBSCL đạt khoảng 28.200 tỉ đồng.

 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung

Bên cạnh đó, các chương trình tín dụng chính sách như cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… với tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tính đến 30/6/2015 đạt khoảng: 23.500 tỉ đồng, chiếm trên 17% tổng dư nợ toàn quốc với hơn 2 triệu khách hàng đang vay vốn, tăng 5,07% so với 31/12/2014.

Ông Tú cũng cho biết NHNN sẽ tổng kết và nhân rộng mô hình cho vay theo chuỗi sản xuất, để người dân vay vốn không cần phải thế chấp, góp phần thay đổi phương thức sản xuất manh mún, kém hiệu quả và gặp nhiều rủi ro như hiện nay.

Với công tác an sinh xã hội, ngành ngân hàng nhiều năm qua đã đóng góp tích cực cho việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống cho người nghèo tại các tỉnh thuộc ĐBSCL, trong đó tập trung vào các chương trình hỗ trợ cho mục đích y tế, giáo dục và hỗ trợ hộ nghèo… 

Trong các năm từ 2008 đến 2014, ngành ngân hàng đã dành trên 2.481 tỉ đồng, riêng năm 2015 cam kết hỗ trợ 166 tỉ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội khu vực ĐBSCL.

Đánh giá chung về tình hình 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng tình hình kinh tế-xã hội khu vực có bước phát triển khá. Các hoạt động văn hóa, chính sách xã hội, chính sách với đồng bào dân tộc, tôn giáo được quan tâm thực hiện hiệu quả.

Công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp triển khai đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra; lĩnh vực quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định.

Tuy nhiên, báo cáo của Ban Chỉ đạo và các ý kiến của các địa phương trong vùng cũng nêu rõ một số khó khăn mà vùng ĐBSCL phải đối mặt như việc giải quyết đầu ra cho nông sản còn nhiều khó khăn, thiếu ổn định; chậm tái cơ cấu nông nghiệp; hệ thống hạ tầng đối phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn hạn chế; một số cơ chế chính sách đặc thù về liên kết hợp tác kinh tế, nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được ban hành; đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn...

Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho biết việc tiêu thụ nông sản - nhìn từ quả vải ở Bắc Giang và Hải Dương là bài học quý cho các tỉnh vùng ĐBSCL.

Ông Hạo đánh giá việc tiêu thụ vải đã không còn là khó khăn với Bắc Giang và Hải Dương nói riêng vì đã “thoát” được một thị trường duy nhất là Trung Quốc và quả vải không bị ép giá.

“Không ồn ào, rầm rộ, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã lựa chọn chính xác các công nghệ bảo quản tốn ít chi phí của Nhật Bản, Israel nhưng hiệu quả. Quả vải tới được các thị trường Australia, Nhật, Mỹ nhưng vẫn còn độ tươi ngon. Tôi cho rằng đây là bài học tốt để các tỉnh ĐBSCL học hỏi đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng”, ông Hạo nói.


Quan tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các địa phương phối hợp với Ban Chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế 2011-2015, đồng thời xây dựng kế hoạch trung hạn 2016-2020, trong đó quan tâm tới đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

“Muốn sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống nhân dân được thì phải tổ chức lại sản xuất, gây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới để kết nối một cách tự nguyện người nông dân với nhau, kết nối người nông dân với doanh nghiệp và thị trường và quan tâm tới xây dựng thương hiệu nông sản”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng đề nghị các địa phương trong vùng tiếp tục quan tâm tới chương trình xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tính tự giác, chủ động của người dân để chương trình đi vào thực chất, phục vụ lại đời sống của người dân.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố trong vùng tiếp tục cổ phần hóa 25 doanh nghiệp Nhà nước từ nay tới cuối năm nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra, tiến tới thực hiện chủ trương của Chính phủ về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển các đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện sang mô hình công ty cổ phần để nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân cũng như đời sống của viên chức, người lao động trong các đơn vị này.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ các tỉnh trong vùng về cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn, giáo dục, khoa học và công nghệ, hạ tầng giao thông để vùng ĐBSCL có điều kiện phát triển bền vững.

Hai Bộ Công an và Quốc phòng nắm chắc tình hình biên giới Việt Nam-Campuchia, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, đồng thời bảo vệ an toàn, an ninh cho các sự kiện chính trị quan trọng, Đại hội Đảng các cấp diễn ra tại các địa phương.

 

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo vùng ĐBSCL. Ảnh: VGP/Thành Chung

* Trong dịp này, thay mặt NHNN, Phó Thống đốc  Đào Minh Tú trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo vùng ĐBSCL mới được thành lập do ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm Chủ tịch Hội.

Thành Chung
Theo: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 52323

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 315886

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73362857