04:22 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên lĩnh vực bảo vệ thực vật

Thứ năm - 20/08/2015 11:32
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành bảo vệ thực vật đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành bảo vệ thực vật đã đạt được những kết quả bước đầu (Ảnh: dangcongsan.vn)
Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành bảo vệ thực vật đã đạt được những kết quả bước đầu (Ảnh: dangcongsan.vn)
Cụ thể, về xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, ngành đã khẩn trương thực hiện việc xây dựng, chuyển đổi các tiêu chuẩn cơ sở để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý chuyên ngành, đặc biệt về quản lý thuốc BVTV. Trong đó, đã trình ký ban hành 23 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xây dựng 13 Tiêu chuẩn Việt Nam và 18 Quy chuẩn Việt Nam đang làm các thủ tục thẩm định để ban hành theo quy định. Đồng thời, trong hai năm 2014-2015, ngành đã rà soát, xây dựng và ban hành được 9 quy trình, quy trình tạm thời để hướng dẫn các địa phương phòng chống một số loài dịch hại mới nổi gồm: quy trình phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, quy trình phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long, quy trình phòng chống vòi voi hại dừa…

Về công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dự tính, dự báo, hướng dẫn phòng chống dịch hại, bảo vệ sản xuất, ngành BVTV đã từng bước đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật BVTV. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục tuyên truyền để nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm như: hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI); canh tác lúa theo mô hình 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, ứng dụng công nghệ sinh thái, sản xuất khoai tây theo mô hình làm đất tối thiểu, sử dụng các chế phẩm sinh học. Kết quả bình quân trong hai năm ước tính trong cả nước đã có 2,5 triệu ha lúa áp dụng kỹ thuật gieo đồng loạt; 300.000 ha áp dụng 3 giảm 3 tăng/vụ và hơn 200.000 ha áp dụng thâm canh lúa cải tiến SRI/vụ.

Song song với đó, ngành đã chủ động tăng cường giám sát, chủ động dự báo, cảnh báo, hướng dẫn phòng chống dịch hại trên nhóm cây trồng có lợi thế cạnh tranh và định hướng tái cơ cấu như thanh long, hồ tiêu, sắn, mía, cây ăn quả. Rà soát, hoàn thiện và ban hành 9 quy trình phòng chống dịch hại, đặc biệt là dịch hại mới nổi.

Về đàm phán, mở cửa, phát triển thị trường, thời gian qua, ngành đã tích cực tăng cường đàm phán các biện pháp kỹ thuật kiểm dịch thực vật, nhằm xúc tiến mở cửa các thị trường xuất khẩu các loại rau, quả có tiềm năng, trong đó tập trung vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Thông qua đó, đã góp phần vào việc mở cửa thị trường xuất khẩu, đem lại giá trị cao cho nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo động lực để người sản xuất áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, an toàn.

Về công tác quản lý thuốc BVTV, đã rà soát, trình ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiệu quả, an toàn. Loại bỏ khỏi danh mục những thuốc độc hại ra khỏi Danh mục; khuyến khích đăng ký sử dụng thuốc BVTV sinh học, thuốc BVTV thế hệ mới an toàn, thuốc bảo quản rau quả an toàn. Tăng cường hướng dẫn thực hiện quản lý thuốc BVTV tại địa phương, phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong việc quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người sử dụng trước pháp luật về sử dụng thuốc BVTV.

Nhìn chung, trong gần 2 năm qua, ngành BVTV đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức triển khai kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt trong toàn ngành, đạt được một số kết quả bước đầu, đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao năng lực hệ thống ngành, mở cửa, phát triển thị trường và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý dịch hại, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của ngành BVTV vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, các hoạt động cụ thể thực hiện Đề án mới chủ yếu tập trung ở cấp Trung ương. Việc triển khai thực hiện tại các địa phương chưa đồng đều, nhiều nơi còn tỏ ra lúng túng, thiếu chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất, cụ thể hóa các nội dung trọng tâm và các giải pháp chính để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu trên từng địa bàn. Công tác đổi mới, tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy, chưa tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn.

Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo Cục BVTV, trong thời gian tới, ngành cần tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp thiết thực. Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; hoàn thành, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch để thực hiện Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành; hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong toàn ngành thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ hệ thống ngành BVTV; tăng cường đào tạo, tập huấn cán bộ trong hệ thống ngành từ trung ương đến địa phương, ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới, công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo sâu bệnh. Đầu tư thiết bị hiện đại, tăng cường nguồn lực cho công tác kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV; hiện đại hóa công tác kiểm dịch thực vật để đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Thêm vào đó, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật BVTV vào sản xuất, tăng cường quản lý, hạn chế sử dụng BVTV; nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng có năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh để chủ động phòng chống dịch hại, giảm sử dụng thuốc BVTV, tăng hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu xử lý dịch hại trên rau quả xuất khẩu để duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu; thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020; đề xuất, xây dựng mạng lưới nhân viên BVTV cấp xã. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh đàm phán với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để phát triển thị trường xuất khẩu nông sản.

Theo: dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 57008

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115309

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71342624