20:48 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm bớt số lao động để nâng cao năng suất trong nông nghiệp

Thứ sáu - 12/12/2014 10:37
“Cởi trói, tạo thêm việc làm cho nông dân; nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn chính là cách để năng suất lao động (NSLĐ) trong nông nghiệp được cải thiện, đời sống người nông dân được nâng lên”.

Đây là nhận định của ông Lưu Đức Khải- Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư-CIEM) khi trả lời phỏng vấn PV NTNN.

Ông Lưu Đức Khải- Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư-CIEM)

- Ông Khải nói: “Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những lúc nền kinh tế gặp khó khăn nhất do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các cú sốc từ bên ngoài thì nông nghiệp trở thành bệ đỡ, dù cũng chịu những bất lợi về thị trường và thời tiết. Nông nghiệp phát triển đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhưng có một nghịch lý đáng buồn là cho đến nay, NSLĐ trong nông nghiệp của ta vẫn rất thấp, còn không bằng cả Lào và Campuchia, thưa ông?



Đồng ruộng manh mún, thiết bị lao động thô sơ khiến nông dân khó tăng NSLĐ.    

- Đây là thực tế buồn mà ai cũng đã biết và đang là thách thức không dễ giải quyết. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là khu vực giải quyết việc làm cho gần 47% lực lượng lao động. Từ năm 2009 đến nay, sản xuất và tiêu thụ nông sản khó khăn, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chững lại. Trung bình giai đoạn 2009-2013 chỉ đạt 2,9%/năm, trong đó nông nghiệp có tốc độ tăng thấp hơn cả với 2,5%/năm, lâm nghiệp đạt 5%/năm và thủy sản đạt 4%/năm. Điều này cho thấy, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào thâm canh, tăng năng suất, một phần nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng các yếu tố đầu vào đều đã tới giới hạn, phân bón sử dụng nhiều, khả năng áp dụng máy móc thấp, tốc độ tăng NSLĐ nông nghiệp cũng thấp làm cho lao động nông nghiệp bị tụt lại phía sau…
 

Theo ông đâu là nguyên nhân của thực trạng đáng buồn này?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới NSLĐ nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn NSLĐ trong các ngành kinh tế khác và thấp hơn so với NSLĐ nông nghiệp của các nước trong khu vực. Lao động nông nghiệp vẫn còn nhiều. Do số lượng lao động đông, trong khi các nguồn lực khác cho sản xuất nông nghiệp hạn chế (đất đai, vốn, khoa học công nghệ…) và bị huy động sang các ngành kinh tế khác phục vụ cho mục tiêu CNH-HĐH và phát triển đô thị, thì lao động trong nông nghiệp đông đảo lại trở thành bất lợi cho tăng năng suất.

Bên cạnh đó, chất lượng lao động nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013 thì tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2013 ở khu vực nông thôn chỉ đạt 11,2% so với 33,7% ở khu vực đô thị. Hầu hết lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 88,5%) so với 66,1% ở khu vực đô thị. Quy mô sản xuất nông nghiệp lại nhỏ, manh mún…

Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng NSLĐ trong nông nghiệp cần đi sâu áp dụng khoa học công nghệ để tăng giá trị. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tôi cho rằng, đã là manh mún, nhỏ bé thì sẽ rất khó để cải thiện NSLĐ người nông dân. Một ví dụ tại các tỉnh phía Bắc, nếu như năm 1994 có tới 71% số hộ có quy quy ruộng đất dưới 0,5ha thì sau 17 năm (đến năm 2011) vẫn còn tới 60% số hộ canh tác dưới 0,5ha. Đây là mức giảm rất chậm chạp thể hiện quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã và đang hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như khai thác lợi thế theo quy mô.

Hay quy mô diện tích của hộ trồng lúa ở nước ta đang còn rất nhỏ (85% dưới 0,5ha, trong đó 50% sử dụng dưới 0,2ha) nên sản xuất lúa vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, việc phát triển sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại không ít nơi sẽ gặp khó khăn hơn những vùng có diện tích lớn.

Vậy theo ông, để giải bài toán NSLĐ trong nông nghiệp thì cần có những bước đi như thế nào?

- Chúng ta không còn cách nào khác là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng. Chúng ta cần mở rộng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong đó có cụm công nghiệp chế biến ở nông thôn như các cụm nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm rau quả, cá tra, tôm, chè, cà phê, điều... ở các vùng nguyên liệu, đặc biệt khu vực ĐBSCL, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để giảm bớt lao động thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ. Chúng ta cần phát triển, nhất là dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp và dịch vụ thương mại cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, thú y, bảo vệ thực vật để hỗ trợ đầu vào cho bà con. Cuối cùng là huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đang giảm dần. Đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,5% vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2003, năm 2013 giảm xuống còn 5,3%.

Theo tôi, cần hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý. Nhà nước cần có các chính sách tăng cường đầu tư và trợ giúp các hoạt động kỹ thuật, khuyến nông, phát triển kết cấu hạ tầng… cho những tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp như chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, thuỷ sản, khai thác thế mạnh của rừng… để các ngành này phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó thu hút được một tỷ lệ lớn hơn lao động sang các tiểu ngành này.

Xin cảm ơn ông!

   
Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải giải phóng và phát huy cao các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng cách đẩy nhanh và sớm hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch đô thị về nông thôn, quy hoạch sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở, căn cứ cho xây dựng và thực hiện nhanh các chương trình phát triển nông thôn.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60162411